• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Sự nghiệp ngoại giao nhiều tranh cãi của Henry Kissinger

Nakrothsu

Tao là gay

Sự nghiệp ngoại giao nhiều tranh cãi của Henry Kissinger​

Theo đuổi chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ đối ngoại, ông Kissinger được ca ngợi về tầm nhìn ngoại giao, nhưng cũng bị chỉ trích vì theo đuổi nhiều cuộc chiến.

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100 tại nhà riêng ở bang Connecticut tối 29/11.
Kissinger là học giả, chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng, người gần như nắm toàn bộ quyền lực về chính sách đối ngoại của Mỹ trong suốt thời chính quyền tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford. Trong nhiều thập kỷ sau đó, với tư cách chuyên gia, nhà cố vấn, ông đã đưa ra nhiều lời khuyên chiến lược cho các tập đoàn, chính phủ và công chúng, góp phần định hình chính trị và kinh doanh toàn cầu.
Kissinger, tên khai sinh Heinz Alfred Kissinger, sinh ra trong một gia đình Do Thái trung lưu ở Bavaria, Đức ngày 27/5/1923. Gia đình ông sau đó phải di cư tới Mỹ để chạy trốn Đức Quốc xã và gia nhập cộng đồng người Do Thái gốc Đức ở New York vào tháng 8/1938.
Tại New York, gia đình ông định cư tại khu phố Washington Heights ở hạt Manhattan. Ban ngày, ông làm việc trong một nhà máy địa phương để kiếm tiền, ban đêm theo học trường công, nhanh chóng thành thạo tiếng Anh và thể hiện xuất sắc trong các môn học khác.
Quảng cáo

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Kissinger đăng ký theo học lớp kế toán tại Đại học Thành phố New York. Tuy nhiên, ông chưa thể lấy được bằng tốt nghiệp khi phải nhập ngũ năm 1943, tham chiến ở châu Âu.
Thời điểm ông xuất ngũ năm 1947, các trường đại học ở Mỹ, thậm chí những trường danh giá nhất, tìm cách tuyển các cựu binh trẻ tuổi. Ông vào Đại học Harvard năm 1950. Từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp học thuật.
Ông kết hôn với bạn gái thời trung học Anneliese "Ann" Fleischer khi đang là sinh viên. Vợ chồng có hai con là Elizabeth và David, trước khi ly hôn năm 1964.
Quảng cáo

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ năm 2013. Ảnh: Reuters
Xem toàn màn hình

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ năm 2013. Ảnh: Reuters
Khi theo học ở Harvard, Kissinger không giao du bạn bè mà tập trung học hành chăm chỉ và tìm cách thiết lập quan hệ với các thành viên quyền lực trong trường như nhà khoa học George Kistiakowsky hay nhà sử học William Yandell Elliott. Thông qua những mối quan hệ đó, ông đã ấn hành tạp chí hàng quý về các vấn đề thế giới mang tên Confluence sau khi tốt nghiệp đại học.
Ông viết luận án tiến sĩ Một thế giới được khôi phục vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh với Liên Xô bắt đầu thu hút sự chú ý của dư luận thời kỳ đó. Luận văn này và một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs, trong đó ông thách thức giá trị của chính sách trả đũa quy mô lớn trong chiến tranh hạt nhân, đã khiến ông trở thành ngôi sao của giới học thuật Mỹ.
Ông sau đó làm việc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đơn vị nghiên cứu chuyên về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ. Tại đây, ông viết cuốn sách Vũ khí hạt nhân và Chính sách đối ngoại, trong đó tranh luận về chính sách hạn chế sử dụng vũ khí hạt nhân, ở tuổi 31.
Trong khoảng thời gian này, Kissinger gặp Nelson Rockefeller, người khi đó là cố vấn chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower và sau đó trở thành thống đốc New York. Nelson đã trở thành người bảo trợ và cố vấn của ông Kissinger trong đảng Cộng hòa.
Khi ông John F. Kennedy trở thành tổng thống Mỹ năm 1960, Kissinger mong muốn gia nhập nhóm tinh hoa về vấn đề quốc tế và nơi để làm điều đó là Washington. Ông trở thành cố vấn bán thời gian cho tổng thống Kennedy và sau đó là tổng thống Lyndon B. Johnson.
Sau khi Nixon đắc cử tổng thống năm 1968, Kissinger được thượng nghị sĩ Henry Cabot Lodge của bang Massachusetts tiến cử làm cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền mới.
Khi làm việc tại Nhà Trắng, Kissinger là người phức tạp và đầy tham vọng, phục vụ một người đàn ông phức tạp và thất thường. Mối quan hệ thân thiết nhưng không dễ chịu giữa họ trở nên căng thẳng do những sự kiện liên tiếp xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của Nixon, như việc Mỹ phát hiện Liên Xô điều chiến hạm, tàu ngầm hạt nhân tới Cuba hay vụ Nixon yêu cầu CIA ngăn Salvador Allende trở thành tổng thống Chile.
Những lúc như vậy, Nixon thường thức suốt đêm, gọi điện cho Kissinger và các quan chức cấp cao khác để đưa ra những mệnh lệnh kỳ lạ mà họ không thể hoặc sẽ không thực hiện. Kissinger thường nổi giận với nhân viên khi tình hình căng thẳng.
Có một lần, khi đang ở Moskva để đàm phán ngừng bắn cho cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1973, Kissinger nhận được chỉ thị từ tổng thống Nixon để yêu cầu chuyển thư cho lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev, trong đó nói Washington muốn thiết lập quan hệ đối tác lâu dài với Moskva vì hòa bình khu vực.
Ông Kissinger, người đang nỗ lực đạt được thỏa thuận ngừng bắn và biết ông Nixon đang gặp rắc rối ở Nhà Trắng vì bê bối Watergate, không chỉ từ chối chuyển thư mà còn chỉ trích chỉ thị là "không thể chấp nhận".
Ông gửi thư cho cấp dưới Brent Scowcroft, nói rằng "bị sốc trước giọng điệu chỉ thị và khả năng phán đoán tình hình kém cỏi" của Nixon. Ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông khi đó đã suy giảm và Kissinger không muốn thúc đẩy một thỏa thuận như Nixon đề nghị.
Henry Kissinger và tổng thống Richard Nixon năm 1968. Ảnh: BBC

Henry Kissinger (bên phải) và tổng thống Richard Nixon năm 1968. Ảnh: BBC
Kissinger xây dựng mối quan hệ thân thiết với báo giới, trong khi tổng thống Nixon ghét phóng viên và phẫn nộ khi truyền thông tung ra những tin tức rò rỉ từ Nhà Trắng, đặc biệt là thông tin của Lầu Năm Góc về sự can dự của Mỹ ở Việt Nam.
Trong nỗ lực ngăn chặn rò rỉ tin tức, Nixon đã ra lệnh cho FBI nghe lén điện thoại của một số phóng viên và các nguồn tin khả nghi trong chính quyền. Ông Kissinger đã cộng tác với chương trình này, cung cấp cho FBI tên của những người bị nghe lén sau khi nổi cơn thịnh nộ vì NY Times đăng tải những thông tin của Lầu Năm Góc năm 1971.
Mục tiêu bị nghe lén gồm phóng viên, quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, nhân viên của ông Kissinger và người viết diễn văn cho tổng thống William Safire. Hành động này của Kissinger đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong dư luận.
Ông Kissinger sau đó không phủ nhận ông tiếp tay cho hoạt động nghe lén, nhưng viết trong hồi ký rằng "tôi chỉ làm theo những gì mà tôi cho là hợp pháp". Ông cũng tố cáo "sự vô đạo đức của những người cố tình phá hoại chính sách quốc gia và đe dọa tính mạng người Mỹ".
Chánh văn phòng tổng thống Nixon H.R. Haldeman cho biết chương trình nghe lén bắt đầu với sự phẫn nộ của ông Kissinger về việc giới truyền thông phơi bày chiến dịch ném bom bí mật của Mỹ ở Campuchia năm 1970.
Nixon được bầu để chấm dứt cuộc chiến không được người dân Mỹ ủng hộ ở Việt Nam. Song Kissinger lại bày tỏ thái độ ủng hộ và tìm cách kéo dài cuộc chiến trong vô vọng, thuyết phục Nixon rằng Mỹ sẽ mất uy tín trên trường quốc tế nếu rút quân.
Do đó, bất chấp tiến trình đàm phán ở Paris, Mỹ tiếp tục nỗ lực chiến tranh bằng kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh" và thậm chí mở rộng sang Campuchia trong nhiệm kỳ đầu của ông Nixon. Chiến dịch ném bom rải thảm bằng B-52 của Mỹ ở Hà Nội vào tháng 12/1972 đã gây phẫn nộ trên toàn thế giới.
Chính quyền Nixon chỉ chấp nhận thực tế sau thất bại thảm hại trên bầu trời Hà Nội. Sau những màn "đấu trí" căng thẳng với Cố vấn Lê Đức Thọ của Việt Nam, Kissinger và chính quyền Nixon chấp nhận ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973.
Giải Nobel Hòa bình năm 1973 được Ủy ban Nobel trao cho ông Lê Đức Thọ và Kissinger, trở thành một trong những sự kiện gây tranh cãi nhất lịch sử Nobel Hòa bình kể từ khi ra đời năm 1895. Ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải thưởng vì cho rằng hòa bình chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam và "người xứng đáng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình chính là nhân dân Việt Nam".
Dù vậy, Kissinger với quyền lực tuyệt đối trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ đó đã để lại một số dấu ấn nổi bật trong nỗ lực giảm căng thẳng giữa các siêu cường thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Kissinger là người thúc đẩy hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân SALT I năm 1972 với Liên Xô, được đàm phán khi hai siêu cường hạt nhân leo thang căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và đối đầu nhau trong nhiều cuộc xung đột trên toàn cầu.
Một thành tựu khác của ông Kissinger là nỗ lực "ngoại giao con thoi" sau cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1973. Cuộc xung đột nổ ra hai tuần sau khi ông Kissinger nhậm chức ngoại trưởng Mỹ, trong khi vẫn giữ chức cố vấn Nhà Trắng.
Trong hầu hết các chính quyền Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống thường đóng vai trò điều phối hơn là nhà hoạch định chính sách. Họ sẽ làm việc với tất cả cơ quan về vấn đề quốc tế để đưa ra phân tích và lời khuyên tốt nhất cho tổng thống, trong đó gồm cả phương án hành động. Song đây không phải phong cách của Kissinger.
Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger (trái) gặp ông Vương Nghị, quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, vào ngày 19/7 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger (trái) gặp ông Vương Nghị, quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, vào ngày 19/7 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP
Trong quan hệ với Trung Quốc, ông là người tiên phong mở các kênh đàm phán bí mật giữa Washington và Bắc Kinh vào đầu những năm 1970, dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước và chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972.
Chính sách của Kissinger với Liên Xô và Trung Quốc được coi là đã góp phần tái định hình hướng đi của Chiến tranh Lạnh, giúp giảm căng thẳng giữa các cường quốc.
Khi Nixon rời nhiệm sở năm 1974, ông Kissinger được người kế nhiệm Greald Ford giữ lại làm ngoại trưởng Mỹ. Tới năm 1977, ông rời nhiệm sở. Đại học Columbia ban đầu mời ông tới làm việc, nhưng sau đó phải rút lại đề nghị vì vấp phản đối từ sinh viên, những người cho rằng Kissinger đã theo đuổi nhiều cuộc chiến trên thế giới.
Kissinger cũng gây tranh cãi khi thúc đẩy việc mở rộng NATO về phía đông, điều đã tạo ra căng thẳng ngày càng tăng với Nga. Sau khi được mời làm cố vấn cho chính phủ Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001, ông ủng hộ mở chiến dịch quân sự tấn công Iraq năm 2003, điều được coi là một những sai lầm chiến lược lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Sau chiến dịch tấn công của Mỹ, Kissinger tham vấn cho tổng thống George W. Bush và phó tổng thống Dick Cheney về chính sách ở Iraq. Ông khi đó nói rằng "chiến thắng cuộc nổi dậy là chiến lược rút lui duy nhất".
Là người có tầm ảnh hưởng ở Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ sau khi rời nhiệm sở, ông từng chia sẻ với tổng thống Donald Trump về các vấn đề đối ngoại, trong đó có đề nghị Mỹ chấp nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, khi ở tuổi 100, ông thay đổi quan điểm về Ukraine. Sau khi Nga phát động chiến sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, Kissinger cho rằng đất nước của Tổng thống Volodymyr Zelensky nên gia nhập NATO sau khi giành được hòa bình.
Ông Kissinger xem mình là trung tâm quyền lực trong những sự kiện của thế kỷ trước. Dù vấp làn sóng chỉ trích và phẫn nộ của dư luận, ông vẫn không hối hận về nỗ lực theo đuổi các lợi ích của Mỹ.
"Một đất nước đòi hỏi sự hoàn hảo về mặt đạo đức trong chính sách đối ngoại sẽ không có được sự hoàn hảo về mặt an ninh", ông Kissinger từng tuyên bố.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ lời chia buồn sau khi Kissinger qua đời, đánh giá rằng ông là "chính khách khôn ngoan và có tầm nhìn xa trông rộng".
"Tên tuổi của Henry Kissinger gắn chặt với chính sách đối ngoại thực dụng, từng giúp giảm căng thẳng quốc tế và đạt được các thỏa thuận quan trọng nhất giữa Liên Xô và Mỹ, góp phần tăng cường an ninh toàn cầu. Tôi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ông nhiều lần và chắc chắn sẽ giữ lại những kỷ niệm đẹp nhất", Tổng thống Nga cho hay.
 
Bên trên