Hãng gọi xe Indonesia thông báo từ 16/9 đóng cửa hoạt động tại Việt Nam sau 6 năm kinh doanh tại đây.
Gojek cho biết công ty mẹ là Tập đoàn GoTo (Indonesia) ra quyết định này khi đánh giá lại sự hiện diện trên thị trường để tối ưu hóa tăng trưởng. Quyết định này nhằm củng cố hoạt động kinh doanh và phù hợp với chiến lược tăng trưởng dài hạn của công ty.
"Chúng tôi sẽ có các hỗ trợ cần thiết với tất cả bên bị ảnh hưởng trong suốt quá trình chuyển tiếp này, đồng thời tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành", Đại diện Gojek cho biết thêm.
Gojek được thành lập năm 2010, ban đầu tập trung vào các dịch vụ chuyển phát và gọi xe, trước khi ra mắt ứng dụng vào tháng 1/2015 tại Indonesia. Từ đó, Gojek phát triển trở thành nền tảng dịch vụ theo yêu cầu hàng đầu nước này, mở rộng hoạt động sang thị trường Việt Nam vào năm 2018 với tên gọi GoViet.
Tài xế Gojek tại Việt Nam. Ảnh công ty cung cấp
Từ năm 2020, GoViet hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek. Trước khi chính thức dừng hoạt động giữa tháng này, Gojek đã đổi tổng giám đốc 4 lần. Họ cung cấp các dịch vụ gồm chở người bằng xe 2 bánh (GoRide), ôtô (GoCar), giao thức ăn (GoFood) và giao hàng (GoSend) tại Việt Nam.
Gojek hoạt động ở TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai trước khi dừng hoạt động.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence (Ấn Độ), quy mô thị trường gọi xe Việt Nam ước tính đạt 880 triệu USD năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 2,16 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng 19,5% trong giai đoạn 2024-2029.
Thị trường gọi xe Việt Nam có sự góp mặt của Grab, Xanh SM, Be và Gojek. Tuy nhiên, theo báo cáo "Mức độ phổ biến của ứng dụng gọi xe máy năm 2024" được công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, 42% người Việt lựa chọn Grab khi muốn sử dụng dịch vụ di chuyển bằng xe máy.
Đứng vị trí thứ hai và thứ ba lần lượt là Be và Xanh SM với tỷ lệ lần lượt là 32% và 19%. Chỉ 7% người dùng cho biết thường xuyên dùng Gojek dù nền tảng này từng khá phổ biến cách đây 2-3 năm về trước.
Theo Business Times (Singapore), Gojek Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 1% tổng giá trị giao dịch của GoTo trong quý II. Do đó, việc rút khỏi Việt Nam sẽ không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.
Trước đó, Gojek đã rút khỏi Thái Lan vào 2021. GoTo hiện tập trung vào thị trường quê nhà và Singapore. Tại Indonesia, tổng giá trị các giao dịch (GTV) và số lượng đơn hàng hoàn thành tại Gojek vào quý II tăng lần lượt 18% và 24% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Ở Singapore, Gojek chứng kiến thị phần tăng 3 điểm phần trăm trong quý vừa qua. Thị trường này được biết đến với giá trị đơn hàng trung bình (AOV) ở mức cao, tiếp tục là một thị trường trọng điểm của GoTo.
Gojek cho biết công ty mẹ là Tập đoàn GoTo (Indonesia) ra quyết định này khi đánh giá lại sự hiện diện trên thị trường để tối ưu hóa tăng trưởng. Quyết định này nhằm củng cố hoạt động kinh doanh và phù hợp với chiến lược tăng trưởng dài hạn của công ty.
"Chúng tôi sẽ có các hỗ trợ cần thiết với tất cả bên bị ảnh hưởng trong suốt quá trình chuyển tiếp này, đồng thời tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành", Đại diện Gojek cho biết thêm.
Gojek được thành lập năm 2010, ban đầu tập trung vào các dịch vụ chuyển phát và gọi xe, trước khi ra mắt ứng dụng vào tháng 1/2015 tại Indonesia. Từ đó, Gojek phát triển trở thành nền tảng dịch vụ theo yêu cầu hàng đầu nước này, mở rộng hoạt động sang thị trường Việt Nam vào năm 2018 với tên gọi GoViet.
Tài xế Gojek tại Việt Nam. Ảnh công ty cung cấp
Từ năm 2020, GoViet hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek. Trước khi chính thức dừng hoạt động giữa tháng này, Gojek đã đổi tổng giám đốc 4 lần. Họ cung cấp các dịch vụ gồm chở người bằng xe 2 bánh (GoRide), ôtô (GoCar), giao thức ăn (GoFood) và giao hàng (GoSend) tại Việt Nam.
Gojek hoạt động ở TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai trước khi dừng hoạt động.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence (Ấn Độ), quy mô thị trường gọi xe Việt Nam ước tính đạt 880 triệu USD năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 2,16 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng 19,5% trong giai đoạn 2024-2029.
Thị trường gọi xe Việt Nam có sự góp mặt của Grab, Xanh SM, Be và Gojek. Tuy nhiên, theo báo cáo "Mức độ phổ biến của ứng dụng gọi xe máy năm 2024" được công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, 42% người Việt lựa chọn Grab khi muốn sử dụng dịch vụ di chuyển bằng xe máy.
Đứng vị trí thứ hai và thứ ba lần lượt là Be và Xanh SM với tỷ lệ lần lượt là 32% và 19%. Chỉ 7% người dùng cho biết thường xuyên dùng Gojek dù nền tảng này từng khá phổ biến cách đây 2-3 năm về trước.
Theo Business Times (Singapore), Gojek Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 1% tổng giá trị giao dịch của GoTo trong quý II. Do đó, việc rút khỏi Việt Nam sẽ không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.
Trước đó, Gojek đã rút khỏi Thái Lan vào 2021. GoTo hiện tập trung vào thị trường quê nhà và Singapore. Tại Indonesia, tổng giá trị các giao dịch (GTV) và số lượng đơn hàng hoàn thành tại Gojek vào quý II tăng lần lượt 18% và 24% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Ở Singapore, Gojek chứng kiến thị phần tăng 3 điểm phần trăm trong quý vừa qua. Thị trường này được biết đến với giá trị đơn hàng trung bình (AOV) ở mức cao, tiếp tục là một thị trường trọng điểm của GoTo.