Vosan
Yếu sinh lý
Cứu Đảng
bà Năm cung cấp nhiều tài chính cho cách mạng. Hiện con cháu bà còn giữ một tập chứng từ về việc đóng góp cho cách mạng 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương 700 lạng vàng), thóc gạo, vải vóc, nhà cửa và vàng. Bà là một trong những người đóng góp nhiều nhất trong Tuần lễ vàng ở Hải Phòng.
Ngày 18/8/1945, bà là người phụ nữ duy nhất đã phóng xe hơi nhà, treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng lên thẳng chiến khu, qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí tin Hà Nội đã giành được chính quyền.
Hai con của bà sau đó về tham gia lực lượng vũ trang ở Thủ đô, một người bị thương ở Cầu Giấy khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, một người đã từng tháp tùng đoàn đại biểu Chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu dẫn dầu vào Huế tước ấn kiếm vua Bảo Đại, rồi sau này trở thành Trung đoàn trưởng nổi tiếng của Sư đoàn 351.
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Năm tham gia lãnh đạo Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, trong đó có ba năm làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Nguyên. Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội tá túc trong đồn điền của bà, được bà nuôi ăn, may quần áo cho mặc.
Đảng trả ơn (xử tử hình đầu tiên sau khi giành chính quyền)
Người đầu tiên bị mang ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm. Bà còn được gọi là bà Cát Hanh Long (xem Nguyễn Minh Cần). Bà là người đã che giấu và nuôi dưỡng các lãnh đạo cơm sườn như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... trong thời gian ĐCS còn hoạt động bí mật. Hai con trai bà, ông Nguyễn Công và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945.
Bài đấu tố kinh điển của chủ tịch HCM đạo đức sáng ngời phát súng tiên phong cho cải cách ruộng đất, sau thì có khóc nhận lỗi nhưng sửa sai thì bác bảo là "đéo" tới giờ con cháu bà vẫn còn đi xin giải oan và công nhận công lao:
Mụ địa chủ Cát Hanh Long cùng 2 đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hàng chục nông dân, nay còn tàn tật....
Chuyện về người phụ nữ từng bị xử lý oan: Tìm mộ bà Cát Hanh Long
Chuyện về người phụ nữ từng bị xử lý oan: Tìm mộ bà Cát Hanh Long
cand.com.vn
Viết nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ
Tôi có một ông bác bên đằng vợ vốn là hậu duệ của nhà canh tân nổi tiếng Đặng Huy Trứ. Bác Phạm Tuấn Khánh (tên khai sinh là Đặng Khánh Côn) tham gia cách mạng rất sớm, từng bị thực dân đày lên nhà ngục Sơn La, sau này trở thành người quản lý thuộc thế hệ sớm nhất của ngành điện ảnh và phát...
laodong.vn
Chỉnh sửa lần cuối: