Ảnh: Nguyễn Vũ Bình. © Private
(Bangkok) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng, chính quyền Việt Nam ngay lập tức cần hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích blogger nổi tiếng Nguyễn Vũ Bình.
Công an Hà Nội bắt giữ Nguyễn Vũ Bình, 55 tuổi, vào ngày 29 tháng 2 năm 2024 vì ông bày tỏ quan điểm phê phán Đảng cơm sườn Việt Nam. Ông bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự. Một tòa án ở Hà Nội dự kiến sẽ xét xử vụ án của ông vào ngày 10 tháng 9. Nếu bị kết luận có tội, ông phải đối mặt với bản án lên tới 12 năm tù.
“
Nguyễn Vũ Bình đã vận động không mệt mỏi cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam trong hơn hai thập niên qua”, bà
Patricia Gossman, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “
Hành vi bày tỏ bất đồng chính kiến một cách ôn hòa của ông không phải là tội hình sự và vụ án nhằm vào ông cần bị hủy bỏ”.
Vụ án xử Nguyễn Vũ Bình là vụ thứ tám kể từ khi
Tô Nâm nhậm chức Tổng Bí thư Đảng cơm sườn Việt Nam. Tô Nâm lãnh đạo Bộ Công an đầy tai tiếng từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 5 năm 2024, trong thời gian đó công an Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 269 người vì họ đã ôn hòa thực hành các quyền dân sự và chính trị của mình.
Chỉ trong tháng Tám và tháng Chín này, chính quyền Việt Nam đã kết án và xử phạt ít nhất bảy nhà vận động nhân quyền, trong đó có
Nguyễn Chí Tuyến, Trần Minh Lợi, Lê Phú Tuân, Phan Đình Sang, Trần Văn Khanh, Phan Ngọc Dung và Bùi Văn Khang với các bản án tù kéo dài vì phê phán chính quyền.
Nguyễn Vũ Bình từng làm phóng viên cho một tờ báo chính thức của Đảng cơm sườn Việt Nam – Tạp Chí cơm sườn, suốt gần mười năm. Vào tháng 12 năm 2000 ông xin thôi việc và tìm cách thành lập một chính đảng độc lập. Ông cũng là một trong số vài nhà bất đồng chính kiến muốn thành lập một liên minh chống tham nhũng vào năm 2001.
Công an bắt giữ ông vào tháng 9 năm 2002, với lý do ông nói xấu nhà nước Việt Nam trong thư điều trần gửi Quốc Hội Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2002 về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Chính quyền cũng nhắm vào ông vì ông lên tiếng phê phán bản hiệp ước đường biên giới nhiều vấn đề với Trung Quốc trong một bài viết được lan truyền trên mạng vào tháng 8 năm 2002.
Trong
bản điều trần gửi Quốc hội Hoa Kỳ, Nguyễn Vũ Bình viết: “
Tôi luôn luôn quan niệm, chỉ có thể ngăn chặn và xóa bỏ tận gốc tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam khi thực hiện được điều đó trên phạm vi quốc gia, tức là thành công trong công cuộc dân chủ hóa đất nước. Vì vậy, tất cả những giải pháp đấu tranh bảo vệ nhân quyền cần hướng tới mục tiêu cao nhất mà nhân dân Việt Nam hằng mong ước: tự do cá nhân và dân chủ cho toàn xã hội.”
Tháng 12 năm 2003, một tòa án xử Nguyễn Vũ Bình bảy năm tù, cộng thêm ba năm quản chế, về tội gián điệp, theo điều 80 bộ luật hình sự Việt Nam. Tháng 6 năm 2007, chính quyền Việt Nam phóng thích ông trước thời hạn hai năm ba tháng. Ngay lập tức, ông tiếp tục vận động cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Ông thường xuyên bình luận về nhiều vấn đề xã hội và chính trị của Việt Nam.
Trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2024, Nguyễn Vũ Bình đã đăng hơn 300 bài trên
Blog Á Châu Tự do. Ông từng viết về vấn đề tham nhũng, quyền lợi đất đai, công an bạo hành, xét xử không công bằng, quyền biểu tình ôn hòa, kinh tế, giáo dục, môi trường, quan hệ Việt – Trung và Trung – Mỹ. Ông cũng viết bài ủng hộ các nhà hoạt động thân hữu đang bị giam cầm, như Lê Anh Hùng,
Nguyễn Thúy Hạnh và các thành viên
Hội Anh em Dân chủ. Nhưng hơn hết, Nguyễn Vũ Bình viết để vận động cho một nền dân chủ và pháp quyền thực sự ở Việt Nam.
Trong
bài viết gần đây nhất, “Những khía cạnh tích cực của Phong trào Dân chủ giai đoạn khó khăn, trầm lắng” đăng một tuần trước khi ông bị bắt, ông nói rằng các nhà vận động dân chủ và nhân quyền Việt Nam cần hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ các gia đình của các nhà hoạt động thân hữu ngay trong lúc chính quyền tiếp tục đàn áp.
Nguyễn Vũ Bình đã hai lần được nhận giải thưởng uy tín Hellmann/ Hammett dành cho những người cầm bút là nạn nhân bị đàn áp chính trị, vào các năm
2002 và
2007.
“Điều thật lố bịch là chính quyền Việt Nam – vốn đã nắm độc quyền toàn bộ báo chí truyền thông và bảo đảm rằng nền báo chí truyền thông này chỉ đăng những gì chính quyền muốn nghe – lại không thể nuốt trôi vài lời phê bình từ một tiếng nói độc lập đơn độc như Nguyễn Vũ Bình”, bà Gossman nói. “
Đến khi nào thì lãnh đạo Việt Nam mới học được cách dung thứ các tiếng nói bất đồng chính kiến, và đến khi nào thì các quốc gia có quan hệ thân cận với Việt Nam mới lên tiếng về tình trạng áp bức ở đó?”