Phe quân đội lại “rung cây” vụ Xuân Cầu, Tổng Bí thư Tô Nâm sẽ phản ứng ra sao?
19/09/2024 - Câu chuyện về Tập đoàn Xuân Cầu của ông Tô Dũng, em trai ông Tô Nâm, nổi lên vào tháng 7/2024.
Nhưng sau khi ông Tô Nâm được Ban Chấp hành Trung ương “suy tôn”, trở thành Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, dư luận về Tập đoàn Xuân Cầu cũng đã biến mất.
Báo Chính phủ, ngày 18/9 đưa tin, “Đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án, vụ việc Thường vụ Quân ủy Trung ương theo dõi, chỉ đạo”.
Bản tin cho biết, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quân đội.
Trong bối cảnh, Hội nghị Trung ương 10 khóa 13 khai mạc sớm, trước thời hạn, để giải quyết các mâu thuẫn trầm trọng, giữa phe công an của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Nâm, và giới chức tướng lĩnh quân đội.
Nguyên nhân sâu xa được cho là, sự “lấn lướt” quyền lực quá mức của ông Tô Nâm, đã phá vỡ tính cân bằng quyền lực giữa công an và quân đội.
Lâu nay, công luận thấy rằng, lực lượng tướng lĩnh quân đội là đối trọng duy nhất, có thể kiềm chế và điều chỉnh quyền lực của ông Tô Nâm.
Trong khi đó, phe quân đội cho rằng, theo quy định trong Điều lệ của Đảng, người thay thế cho cố Tổng Bí thư, điều hành Đảng “tạm thời”, phải là Thường trực Ban Bí thư. Nghĩa là, về danh chính ngôn thuận, người thay thế tạm quyền của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phải là Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư.
Việc ông Tô Nâm tự cho mình có quyền thay thế Tổng Bí thư tạm thời, đã tạo nên một sự bất hòa lớn trong nội bộ Đảng. Đặc biệt là đối với giới chức tướng lĩnh quân đội. Việc ông Tô Nâm cố ý làm “tắt” như vậy, để giành quyền là người giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương Đảng kế tiếp, cũng như, nhân sự Tổng Bí thư cho Đại hội Đảng lần thứ 14 sắp tới
Ngoài ra, ông Tô Nâm còn bị đánh giá là một lãnh đạo không đủ tư cách, phẩm chất, và đạo đức, để có thể giữ cương vị Tổng Bí thư, vẫn là vấn đề khó khăn và thách thức nhất.
Chắc chắn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường sẽ triệt để khai thác, và tiếp tục châm ngòi, để kích động sự phản đối mạnh mẽ hơn nữa trong giới chức lãnh đạo quân đội. Vụ phe quân đội cáo giác là, Đại học Fulbright Việt Nam đã lên kế hoạch, chuẩn bị cho việc làm “cách mạng màu”, được cho là nằm trong kế hoạch vừa kể.
Mới nhất, ngày 17/9, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án, do Thường vụ Quân ủy Trung ương trực tiếp theo dõi, chỉ đạo. Điều này liệu có liên quan gì đến việc mở đường, để chuẩn bị điều tra Tập đoàn Xuân Cầu của ông Tô Dũng, em trai Chủ tịch Tô Nâm hay không?
Trước đây, đã có nhiều tin đồn cho rằng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng gây sức ép, để Cơ quan Điều tra Hình sự Quân đội lật lại hồ sơ thanh tra tập đoàn Xuân Cầu Holdings của em trai ông Tô Nâm. Tập đoàn này đã liên doanh với Công ty CityLand – một sân sau của các tướng lĩnh quân đội, để chiếm và sử dụng hàng chục ha quỹ “đất vàng”, tại khu vực Đài phát thanh Mễ Trì, ở trung tâm thủ đô Hà Nội, nhằm trục lợi và làm giàu bất chính.
Từ trước đến nay, ông Tô Nâm đã nhiều lần giúp đỡ cho Tập đoàn Xuân Cầu Holdings – có giá trị tài sản lên đến hàng chục tỷ USD của em trai Tô Dũng.
Liệu phe tướng lĩnh quân đội có sử dụng đòn đánh cuối cùng, vào cái gọi là “tử huyệt”, để hạ gục Tổng Bí thư Tô Nâm, trong thời gian sắp tới hay không? Hay vào thời điểm các kỳ Hội nghị Trung ương cuối cùng của Đại hội khóa 13, khi bàn về chủ đề nhân sự “chủ chốt” cho Đại hội Đảng lần thứ 14?