• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Trật tự thế giới đơn cực sụp đổ là tất yếu

Cà Chớn

中国
Ý kiến của nhiều chuyên gia nghiên cứu và chính khách cho rằng, trật tự thế giới đơn cực sụp đổ là tất yếu, để nhường chỗ cho trật tự thế giới đa cực. Trong khi đó, giới tinh hoa trong bộ máy chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden không chấp nhận thực tế đó, bằng mọi cách cứu vãn sự sụp đổ đó và khoác cho trật tự thế giới đơn cực bộ mặt mới gọi là “trật tự thế giới dựa trên luật lệ”.
Sứ mệnh lịch sử của 3 Tổng thống Mỹ đều là người của Đảng Dân chủ - Kỳ VI: Trật tự thế giới đơn cực sụp đổ là tất yếu
Francis Fukuyama (trái) - Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy dân chủ và pháp quyền thuộc Đại học Stanford, cho rằng: “trật tự thế giới đơn cực đang lâm vào khủng hoảng và nền dân chủ tự do đang suy thoái
Ý kiến của nhiều chuyên gia nghiên cứu và chính khách cho rằng, trật tự thế giới đơn cực sụp đổ là tất yếu, để nhường chỗ cho trật tự thế giới đa cực. Trong khi đó, giới tinh hoa trong bộ máy chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden không chấp nhận thực tế đó, bằng mọi cách cứu vãn sự sụp đổ đó và khoác cho trật tự thế giới đơn cực bộ mặt mới gọi là “trật tự thế giới dựa trên luật lệ”.
Sự sụp đổ trật tự thế giới đơn cực do Mỹ chi phối trước hết là do sự suy giảm đáng kể vị thế và vai trò của Washington trên toàn cầu. Nhận định về xu hướng này, báo Time (Mỹ) số ra ngày 24-9-2009 viết: “vụ khủng bố ngày 11-9-2001 và tiếp theo đó là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2008 đã biến 10 năm đầu tiên của thế kỷ XXI đối với Hoa Kỳ là “thập niên địa ngục”, “thập niên của những ước mơ đổ vỡ”, hoặc “thập niên bị đánh mất”.
Vào thời điểm bước sang thế kỷ XXI, giới lãnh đạo tại Washington tự tin rằng Mỹ ở đỉnh cao phát triển kinh tế và thịnh vượng, thì đến cuối thập niên đầu tiên niềm tin đó đã tan vỡ. Rút cuộc, các cuộc chiến tranh xâm lược do Washington phát động (Kosovo năm 1999, Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003) và những hành động can thiệp vào chủ quyền các quốc gia khác bất chấp luật pháp quốc tế đã đẩy nước Mỹ lâm vào khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng này lan tỏa khắp thế giới thành cuộc khủng hoảng toàn bộ hệ thống chủ nghĩa tư bản tân tự do dựa trên cơ sở đồng USD được sử dụng làm tài sản dự trữ của đa số quốc gia thành viên Liên hợp quốc, đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên Mỹ hóa thế giới.
Để tránh tác động của cuộc khủng hoảng này, nhiều nước bắt đầu chia tay với vai trò độc tôn của đồng USD. Theo đó, các nước trong Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi), cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu ký hiệp định thanh toán thương mại song phương không thông qua vai trò trung gian của đồng USD như trước năm 2008.
Đây là dấu hiệu sụp đổ vai trò độc tôn của USD trong nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, Mỹ đã đánh mất vị thế đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ và quân sự.
Trong khi đó, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ với nền kinh tế vươn lên vị trí thứ hai thế giới; Nga thoát khỏi tình trạng khủng hoảng sau khi Liên Xô sụp đổ và phục hưng phát triển thành cường quốc mới; Liên minh châu Âu (EU) phát triển tới 28 thành viên và đang vươn lên vị thế tự chủ chiến lược và cạnh tranh với Mỹ.
Francis Fukuyama - Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy dân chủ và pháp quyền thuộc Đại học Stanford, tác giả của luận thuyết về “sự cáo chung của lịch sử” với hàm ý chủ nghĩa tư bản tân tự do đứng đầu là Mỹ sẽ vĩnh viễn ngự trị thế giới - đã phải cay đắng thừa nhận: “trật tự thế giới đơn cực đang lâm vào khủng hoảng và nền dân chủ tự do đang suy thoái. Do đó, để lôi kéo các quốc gia đi theo Mỹ cần thay thế hệ thống giá trị tự do bằng hệ thống giá trị khác”.
Đó là hệ thống giá trị nào? Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2020 đưa ra dự báo, đã đến lúc chủ nghĩa tư bản thế giới cần tiến hành cuộc “tái cấu trúc vĩ đại” để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hệ thống.
Alexander Cooley - Giám đốc Viện Harriman thuộc Đại học Columbia (Mỹ) và là Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Columbia và Daniel Nexon - Giáo sư Khoa học quản lý nhà nước tại Trường dịch vụ đối ngoại thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) - cho rằng, trật tự thế giới tự do đang trải qua cuộc khủng hoảng thực sự do tác động phối hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài nước Mỹ đang làm xói mòn các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do.
Richard Haas - Chủ tịch Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ thừa nhận, thế giới đương đại đang trải qua thời điểm nguy hiểm nhất trong lịch sử kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Do đó, Mỹ cần áp dụng các nguyên tắc và thực tiễn khác để củng cố sức mạnh quốc gia và huy động các nỗ lực tập thể phương Tây để ngăn chặn xu hướng bất ổn toàn cầu.
Theo Mark Lill - Giáo sư thuộc Đại học Columbia (Mỹ) - cuộc khủng hoảng mà trật tự thế giới đơn cực đang trải qua trong thế kỷ XXI là cuộc khủng hoảng về trí tưởng tượng và tham vọng của chính những người theo tư tưởng chủ nghĩa tân tự do, đồng thời là cuộc khủng hoảng niềm tin của một bộ phận xã hội Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Những người theo chủ nghĩa tân tự do ở Mỹ không am hiểu tường tận quy luật cơ bản của nền chính trị dân chủ là không để mất niềm tin của công chúng của chính những người cổ súy nền dân chủ.
Mặc dù những người theo chủ nghĩa tự do trong các cuộc bầu cử ra sức tuyên truyền về các giá trị, các cam kết và sáng kiến chính trị nhưng rút cuộc họ không tạo ra được điều cốt yếu là niềm tin vào tương lai của trật tự thế giới đơn cực.
Edward Luce - nhà báo cộng sự của tờ Financial Times và là tác giả của chuyên khảo “Sự thụt lùi của chủ nghĩa tự do phương Tây” - cho rằng, những người theo chủ nghĩa tự do đã sa vào một xu hướng nguy hiểm mà nguồn gốc xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về những vấn đề cần giải quyết để củng cố trật tự thế giới đơn cực do Mỹ chi phối, sự kiêu ngạo đối với những kẻ thua cuộc trong xã hội toàn cầu hóa và niềm tin mù quáng vào sự trường tồn, bền vững của chủ nghĩa tân tự do.
Theo E. Luce, nếu phương Tây không thể tạo dựng một nền kinh tế mang lại lợi ích cho đa số, niềm tin vào các quyền tự do chính trị trong trật tự đó cũng sụp đổ. Các đối thủ cạnh tranh chiến lược với Mỹ từ các quốc gia không thuộc phương Tây đang khẳng định vị thế của một bên tham gia các quá trình toàn cầu trong trật tự thế giới đa cực đang nổi lên là mối lo ngại lớn nhất đối với Mỹ.
Những quốc gia cạnh tranh này đang đạt được thành công trong việc tạo ra một mô hình phát triển thay thế mô hình trật tự thế giới tự do của phương Tây. Nói cách khác, Trung Quốc và Nga đại diện cho một sự lựa chọn thay thế toàn cầu đang cạnh tranh với phương Tây.
Patrick Deneen - tác giả chuyên khảo “Tại sao chủ nghĩa tự do thất bại” - lập luận rằng, trật tự thế giới đơn cực được xây dựng trên những mâu thuẫn: vừa đề cao quyền bình đẳng lại vừa thúc đẩy sự bất bình đẳng ngày càng lớn về vật chất và tinh thần trong nội bộ từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu; tính hợp pháp của nó dựa trên sự đồng thuận nhưng lại không khuyến khích cam kết dân sự ủng hộ tư nhân hóa; phấn đấu cho quyền tự do cá nhân nhưng lại tạo ra hệ thống của chính phủ kiểm soát toàn diện nhất trong lịch sử loài người mà hệ thống giám sát toàn cầu của Mỹ là thí dụ điển hình.
Eliot Cohen - Giáo sư tại Khoa nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) - cho rằng, sự suy yếu vị thế của Mỹ trên thế giới đặt ra yêu cầu phát triển cách tiếp cận mới để thích nghi với một thế giới đang thay đổi. Theo đó, Mỹ phải từ bỏ tham vọng chiến lược toàn cầu và quay trở lại với chính sách đối ngoại và quản lý nhà nước thực dụng và hợp lý. Theo E. Cohen, để có được cách tiếp cận này cần có nhận thức rõ các quá trình toàn cầu đương đại để ứng phó kịp thời trước những thách thức mới nổi. Theo cách tiếp cận này, những nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ không nên loại trừ các liên minh cơ hội tạm thời với các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau nếu sự hợp tác đó đáp ứng lợi ích quốc gia.
Sứ mệnh lịch sử của 3 Tổng thống Mỹ đều là người của Đảng Dân chủ - Kỳ VI: Trật tự thế giới đơn cực sụp đổ là tất yếu
Tổng thống Nga V. Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới tuyên bố về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo, trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh quốc tế Munich năm 2007.
Bàn về trật tự thế giới đơn cực, Tổng thống Nga V. Putin nhận định: “trật tự thế giới đơn cực được hình thành sau Chiến tranh lạnh không thể tồn tại lâu dài, mặc dù người ta cố tô son điểm phấn cho thuật ngữ này nhưng cuối cùng nó cũng chỉ còn mang một ý nghĩa duy nhất trong thực tế. Đó là một trung tâm quyền lực, một trung tâm sức mạnh và một trung tâm thông qua quyết định.
Đây là thế giới của một chủ nhân, của một chủ thể có chủ quyền. Tình hình này rút cuộc không chỉ làm phương hại đối với tất cả những ai nằm trong khuôn khổ hệ thống đơn cực đó mà còn đối với cả chủ nhân hoặc chủ thể có chủ quyền đó, bởi nó có tác dụng tàn phá từ bên trong.
Điều này không có một chút gì chung với dân chủ. Bởi dân chủ, như chúng ta biết, là quyền lực của đa số khi tính đến lợi ích và ý kiến của thiểu số. Mô hình trật tự thế giới đơn cực không chỉ không thể tiếp nhận được mà nói chung là không thể tồn tại.
Điều này không chỉ vì một quốc gia đứng đầu thế giới đơn cực trong thế giới hiện đại không bao giờ có đủ tiềm lực chính trị - quân sự và kinh tế để thực hiện vai trò đó. Điều quan trọng hơn là mô hình này không thể vận hành được bởi trong nền tảng của nó không có và không thể có cơ sở đạo đức - tinh thần cho nền văn minh hiện đại.
Các hành động đơn phương và không được phép của Liên hợp quốc không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào. Thêm nữa, những hành động đó sẽ là nguồn gốc phát sinh những thảm hoạ mới đối với con người và gây nên tình hình căng thẳng.
Chúng ta tự nhận thấy rằng chiến tranh, xung đột cục bộ các khu vực không hề giảm trong trật tự thế giới đơn cực. Trong các cuộc xung đột đó, số người thiệt mạng không ít hơn, thậm chí nhiều hơn rất nhiều so với trước đây.
Chúng ta đang chứng kiến hiện tượng ngang nhiên sử dụng sức mạnh không có gì kiềm chế trong các công việc quốc tế, đưa thế giới vào chuỗi dài các cuộc xung đột không bao giờ chấm dứt. Rút cuộc là không đủ lực lượng để giải quyết tổng thể và trọn vẹn một trong các cuộc xung đột đó. Còn các giải pháp chính trị cũng tỏ ra bất lực.
Trong bài tham luận đọc tại Diễn đàn của Câu lạc bộ quốc tế Valdai ngày 24-10-2014, Tổng thống Nga V. Putin nhận định: “thế giới nhận thấy rất rõ những kẻ chiến thắng trong Chiến tranh lạnh đang mưu toan vô vọng khi họ rắp tâm sắp xếp lại trật tự thế giới chỉ nhằm phục vụ lợi ích của họ.
Trong điều kiện một quốc gia và các đồng minh của họ chiếm ưu thế, việc tìm kiếm những giải pháp toàn cầu đã biến thành tham vọng áp đặt các luật lệ riêng cho cả thế giới. Tham vọng này lớn tới mức họ nghiễm nhiên áp đặt cách tiếp cận và quan điểm của họ cho cả cộng đồng quốc tế. Nhưng thế giới lại không chấp nhận điều đó. Bởi thế, sự sụp đổ trật tự thế giới đơn cực là tất yếu”.
 
Bên trên