daodiemq
Tiến sĩ
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối tương quan giữa nhiệt độ và sự giàu có của một quốc gia, tuy nhiên chưa có bất cứ kết luận chắc chắn nào về nguyên nhân của mối tương quan này. Nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó bao gồm các nhân tố về sinh lý, văn hóa, xã hội, dịch tễ đã tạo ra sự khác nhau giữa các đới khí hậu.
Tại khu vực nhiệt đới, muỗi, ruồi, chuột phát triển mạnh và là nguồn truyền nhiễm những dịch bệnh nguy hiểm. Trung Phi, một trong những nơi kém phát triển nhất thế giới, cũng là nơi sản sinh ra các dịch bệnh như HIV, Ebola …
Trong quá khứ, khu vực này từng không có bất cứ quốc gia hay đế chế lớn nào tồn tại do ruồi tsetse lây truyền chứng bệnh ngủ châu Phi.
Những vùng khí hậu ôn đới mặc dù có mùa đông lạnh nhưng ít dịch bệnh nguy hiểm hơn. Hai nhà nghiên cứu William A. Masters và Margaret S. McMillian giả thiết rằng băng giá góp phần vào sự giàu có ở hai phương diện. Băng tuyết giúp đất đai trở nên màu mỡ hơn, đồng thời nhiệt độ thấp đã hạn chế các bệnh truyền nhiễm như sốt rét.
Giáo sư Hernando Zuleta của đại học del Rosario gợi ý rằng tại những nơi sản lượng có sự thay đổi giữa các mùa, việc tiết kiệm sẽ mạnh hơn. Kết quả từ sự tiết kiệm này là người dân có thể đầu tư, sáng tạo hoặc áp dụng những công nghệ yêu cầu vốn cao.
Vì mùa đông lạnh, người dân tại vùng ôn và hàn đới sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông, hay có thể coi như một dạng tích lũy tài sản. Tại các vùng nhiệt đới, thức ăn luôn sẵn có, và mùa đông cũng không hề khắc nghiệt, nên sự chuẩn bị này là không cần thiết.
Tuy nhiên, 21 độ C chỉ thoải mái khi con người không vận động. Khi làm việc, thân nhiệt tăng lên. Bởi vậy, các nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập, Hoàng Hà và Ấn Độ xuất hiện ở những khu vực có nhiệt độ từ 16 đến 19 độ C.
Trong hầu hết lịch sử loài người, những khu vực này cũng nắm giữ phần lớn nền kinh tế của toàn thế giới.
Trong đa số lịch sử loài người, không có sự chênh lệch lớn về thu nhập bình quân giữa các khí hậu khác nhau.
Cho đến đầu thế kỷ 19, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chiếm 50% tổng GDP của toàn cầu. GDP bình quân đầu người trước thời kỳ Phục Hưng và các Cách mạng Công nghiệp giữa các quốc gia trên thế giới không có sự chênh lệch nhiều.
Nhưng kể từ cuối thế kỷ 19, Châu Âu bứt lên mạnh mẽ, bỏ xa châu Á về thu nhập bình quân cũng như quy mô nền kinh tế. Tức là trước khi có cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra, tương quan giữa thu nhập và nhiệt độ hầu như không tồn tại.
Một điều đáng chú ý là không chỉ có con người mà ngay cả máy móc, chẳng hạn như động cơ hay máy tính, cũng ưa thích thời tiết mát mẻ hơn. Động cơ hay vi xử lý đều sản sinh ra nhiệt lượng lớn và cần được làm mát. Trong đợt nắng nóng vừa qua tại Anh, khi nhiệt chạm ngưỡng 40 độ C, các máy chủ của Google đã ngừng hoạt động.
Tại khu vực nhiệt đới, muỗi, ruồi, chuột phát triển mạnh và là nguồn truyền nhiễm những dịch bệnh nguy hiểm. Trung Phi, một trong những nơi kém phát triển nhất thế giới, cũng là nơi sản sinh ra các dịch bệnh như HIV, Ebola …
Trong quá khứ, khu vực này từng không có bất cứ quốc gia hay đế chế lớn nào tồn tại do ruồi tsetse lây truyền chứng bệnh ngủ châu Phi.
Những vùng khí hậu ôn đới mặc dù có mùa đông lạnh nhưng ít dịch bệnh nguy hiểm hơn. Hai nhà nghiên cứu William A. Masters và Margaret S. McMillian giả thiết rằng băng giá góp phần vào sự giàu có ở hai phương diện. Băng tuyết giúp đất đai trở nên màu mỡ hơn, đồng thời nhiệt độ thấp đã hạn chế các bệnh truyền nhiễm như sốt rét.
Giáo sư Hernando Zuleta của đại học del Rosario gợi ý rằng tại những nơi sản lượng có sự thay đổi giữa các mùa, việc tiết kiệm sẽ mạnh hơn. Kết quả từ sự tiết kiệm này là người dân có thể đầu tư, sáng tạo hoặc áp dụng những công nghệ yêu cầu vốn cao.
Vì mùa đông lạnh, người dân tại vùng ôn và hàn đới sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông, hay có thể coi như một dạng tích lũy tài sản. Tại các vùng nhiệt đới, thức ăn luôn sẵn có, và mùa đông cũng không hề khắc nghiệt, nên sự chuẩn bị này là không cần thiết.
Không phải lúc nào cũng đúng
Theo tạp chí Scientific American, nhiệt độ phù hợp nhất với cuộc sống của con người là khoảng 21 độ. Nhìn trên bản đồ, khoảng nhiệt này tương ứng với khu vực thuộc Trung Mỹ, Ấn Độ và đa phần châu Phi.Tuy nhiên, 21 độ C chỉ thoải mái khi con người không vận động. Khi làm việc, thân nhiệt tăng lên. Bởi vậy, các nền văn minh cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập, Hoàng Hà và Ấn Độ xuất hiện ở những khu vực có nhiệt độ từ 16 đến 19 độ C.
Trong hầu hết lịch sử loài người, những khu vực này cũng nắm giữ phần lớn nền kinh tế của toàn thế giới.
Trong đa số lịch sử loài người, không có sự chênh lệch lớn về thu nhập bình quân giữa các khí hậu khác nhau.
Cho đến đầu thế kỷ 19, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chiếm 50% tổng GDP của toàn cầu. GDP bình quân đầu người trước thời kỳ Phục Hưng và các Cách mạng Công nghiệp giữa các quốc gia trên thế giới không có sự chênh lệch nhiều.
Nhưng kể từ cuối thế kỷ 19, Châu Âu bứt lên mạnh mẽ, bỏ xa châu Á về thu nhập bình quân cũng như quy mô nền kinh tế. Tức là trước khi có cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra, tương quan giữa thu nhập và nhiệt độ hầu như không tồn tại.
Một điều đáng chú ý là không chỉ có con người mà ngay cả máy móc, chẳng hạn như động cơ hay máy tính, cũng ưa thích thời tiết mát mẻ hơn. Động cơ hay vi xử lý đều sản sinh ra nhiệt lượng lớn và cần được làm mát. Trong đợt nắng nóng vừa qua tại Anh, khi nhiệt chạm ngưỡng 40 độ C, các máy chủ của Google đã ngừng hoạt động.