Cả nước có trên dưới 400 tượng đài từ chục tỉ đến ngàn tỉ đồng. Và xem ra, bên những câu chuyện buồn huyện nghèo xây tượng đài, bên cạnh những tượng đài ngàn tỉ bỏ hoang, giờ lại có thêm chuyện tượng ngành nữa.
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, nặng 220 tấn, bị rút ruột 100 tấn đồng, phải tu sửa gần như ngay sau khi khánh thành. Ảnh: Dân trí
Báo hôm nay lại vừa đưa hình ảnh công trường tượng đài Chiến thắng Khâm Đức ở Phước Sơn, Quảng Nam. Nó ngổn ngang như một bãi chiến trường.
Năm 2017, tượng đài này rục rịch khởi công, dự toán ban đầu 14 tỉ đồng.
Đến nay, nó cứ lăn lóc, mỗi năm ném ra vài tỉ từ ngân sách địa phương.
Số tiền 14 tỉ thì sao? Tới nay, nó có thêm khoản “chưa kể”: Chưa kể “Nhiều chi phí phát sinh anh em chưa tính toán được”- lời ông Nguyễn Quảng, Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn.
Huyện xây tượng đài làm gì? Nhằm mục đích “giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và giúp địa phương phát triển du lịch”.
Giáo dục truyền thống cách mạng, phát triển du lịch... một lý do rất quen, luôn mẫu số chung mang tính chất lý do, luôn là lời giải thích về sự cần thiết ở hầu hết các công trình quảng trường, tượng đài.
Cái lý do ấy, khiến cho việc đầu tư xây dựng, phải dùng một chữ là bất chấp: Bất chấp khả năng kinh tế.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng có lần đưa ra ước tính cả nước có khoảng 400 tượng đài với quy mô từ chục tỉ đến vài trăm tỉ, thậm chí, cả những tượng đài ngàn tỉ trong một phong trào kéo dài suốt 15 năm ở khắp các địa phương. Rầm rộ đến mức không tỉnh, thành nào là không có tượng đài. Phong trào đến nỗi có tỉnh còn tị nạnh nhau vì không có tượng đài.
Nói đến tượng đài, không thể không nhắc tới tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, không thể không nhắc đến con số 100 tấn đồng đã bị rút ruột, gây thất thoát 2,7 tỉ đồng.
220 tấn mà rút ruột tới 100 tấn. Một kỷ lục kinh khủng.
Nói đến tượng đài, không thể không nhắc đến con số 1.400 tỉ mà một địa phương nghèo hàng năm vẫn xin nhận ngân sách trung ương quyết tâm làm. Lại càng không thể không nói đến tượng đài 1.500 tỉ đang bỏ hoang ở Ninh Bình.
Kiến trúc sư Nguyễn Thanh Tùng đã nhìn đúng vấn đề: Việc quyết định chủ trương xây dựng tượng đài thường theo ý chí chủ quan của lãnh đạo, mà không xuất phát từ ý nguyện của cộng đồng và khả năng kinh tế.
Mấy hôm nay, sau các cuộc tranh luận về việc dựng tượng đài vua Lý Thái Tông, biểu tượng công lý, và dựng tượng các cố chánh án thì thêm một vấn đề nữa được đặt ra: tượng ngành.
Không lẽ ngành tòa án có thể dựng tượng thì các ngành khác lại không?!
Năm 2017, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lần đầu tiên nói về một Quy hoạch tượng đài Quốc Tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc.
Có lẽ, đúng là cần thiết phải có một quy hoạch nghiêm túc. Để ít nhất tránh được tình trạng “ồ ạt, quy mô, tốn kém”, trong khi “chưa đánh giá được hiệu quả”- như nhận định của Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.
Báo hôm nay lại vừa đưa hình ảnh công trường tượng đài Chiến thắng Khâm Đức ở Phước Sơn, Quảng Nam. Nó ngổn ngang như một bãi chiến trường.
Năm 2017, tượng đài này rục rịch khởi công, dự toán ban đầu 14 tỉ đồng.
Đến nay, nó cứ lăn lóc, mỗi năm ném ra vài tỉ từ ngân sách địa phương.
Số tiền 14 tỉ thì sao? Tới nay, nó có thêm khoản “chưa kể”: Chưa kể “Nhiều chi phí phát sinh anh em chưa tính toán được”- lời ông Nguyễn Quảng, Phó chủ tịch UBND huyện Phước Sơn.
Huyện xây tượng đài làm gì? Nhằm mục đích “giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và giúp địa phương phát triển du lịch”.
Giáo dục truyền thống cách mạng, phát triển du lịch... một lý do rất quen, luôn mẫu số chung mang tính chất lý do, luôn là lời giải thích về sự cần thiết ở hầu hết các công trình quảng trường, tượng đài.
Cái lý do ấy, khiến cho việc đầu tư xây dựng, phải dùng một chữ là bất chấp: Bất chấp khả năng kinh tế.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng có lần đưa ra ước tính cả nước có khoảng 400 tượng đài với quy mô từ chục tỉ đến vài trăm tỉ, thậm chí, cả những tượng đài ngàn tỉ trong một phong trào kéo dài suốt 15 năm ở khắp các địa phương. Rầm rộ đến mức không tỉnh, thành nào là không có tượng đài. Phong trào đến nỗi có tỉnh còn tị nạnh nhau vì không có tượng đài.
Nói đến tượng đài, không thể không nhắc tới tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, không thể không nhắc đến con số 100 tấn đồng đã bị rút ruột, gây thất thoát 2,7 tỉ đồng.
220 tấn mà rút ruột tới 100 tấn. Một kỷ lục kinh khủng.
Nói đến tượng đài, không thể không nhắc đến con số 1.400 tỉ mà một địa phương nghèo hàng năm vẫn xin nhận ngân sách trung ương quyết tâm làm. Lại càng không thể không nói đến tượng đài 1.500 tỉ đang bỏ hoang ở Ninh Bình.
Kiến trúc sư Nguyễn Thanh Tùng đã nhìn đúng vấn đề: Việc quyết định chủ trương xây dựng tượng đài thường theo ý chí chủ quan của lãnh đạo, mà không xuất phát từ ý nguyện của cộng đồng và khả năng kinh tế.
Mấy hôm nay, sau các cuộc tranh luận về việc dựng tượng đài vua Lý Thái Tông, biểu tượng công lý, và dựng tượng các cố chánh án thì thêm một vấn đề nữa được đặt ra: tượng ngành.
Không lẽ ngành tòa án có thể dựng tượng thì các ngành khác lại không?!
Năm 2017, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lần đầu tiên nói về một Quy hoạch tượng đài Quốc Tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc.
Có lẽ, đúng là cần thiết phải có một quy hoạch nghiêm túc. Để ít nhất tránh được tình trạng “ồ ạt, quy mô, tốn kém”, trong khi “chưa đánh giá được hiệu quả”- như nhận định của Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.