daodiemq
Tiến sĩ
Cuộc đời Nam Phương hoàng hậu lần đầu lên màn ảnh rộng Watch
Image Cuộc đời Nam Phương hoàng hậu lần đầu lên màn ảnh rộng Watch in Files by daodiemq album
anh.moe
Bảo Đại làm Quốc trưởng đến tháng 10/1955 thì bị Ngô Đình Diệm phế truất. Ông sau đó sang Pháp sống lưu vong tại Paris cho đến cuối đời.
Vua Bảo Đại trên trang bìa tạp chí Pháp Paris Match, số ra tháng 9/1953, (Ảnh: Walter Carone/Paris Match).
Cựu hoàng Bảo Đại qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi. Đám tang Bảo Đại được tổ chức vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng 8 năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de chaillot, số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.
Tình sử
Do tiếp xúc, sống và học tập cùng văn hóa phương Tây từ nhỏ, Bảo Đại trưởng thành giống với một cậu trai Pháp bảnh bao hơn là một vị vua của một nước phong kiến châu Á. Vị vua cuối cùng của Việt Nam có vóc dáng cao lớn (1m82), gương mặt điển trai, lối sống phóng khoáng, phong độ, vì vậy mà có đời sống tình cảm khá phức tạp.
1. Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan (Nam Phương Hoàng Hậu)
Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Năm 14 tuổi, cô được gia đình gửi sang Pháp, học trường dòng Couvent des Oiseaux ở Paris. Nguyễn Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương, nhưng bà mang quốc tịch Pháp và theo Công giáo.
Năm 1933 khi vua Bảo Đại lên nghỉ mát tại Đà Lạt, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà Lạt do toàn quyền Đông Dương và viên Đốc lý thành phố sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.
Vẻ đài các quý tộc Tây Phương của Nam Phương Hoàng Hậu.
Về mối tình duyên đó, Bảo Đại có viết trong cuốn Con rồng Việt Nam Le Dragon d’ Annam:
“Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam”.
Vẻ đẹp chim sa cá lặn của Nam Phương Hoàng Hậu.
Hoàng hậu Nam Phương cũng nhắc lại:
“Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo hành lễ đúng cung cách lễ nghi Âu tây đối với Ngài”.
Nam Phương Hoàng hậu được vua Bảo Đại tấn phong ngay sau khi cưới.
Ngày 20/3/1934, vua Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan. Cô dâu năm ấy 19 tuổi, với nhan sắc mặn mà, một vẻ đẹp đậm chất Á Đông, Nam Phương hoàng hậu được liệt vào danh sách “5 vị hoàng hậu đẹp nhất” thời bấy giờ..
Vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu.
Bà và vua Bảo Đại đã có 5 người con, Nam Phương Hoàng Hậu có 12 năm sống tràn đầy hạnh phúc, 16 năm sống cô đơn trong cuộc đời lưu vong nơi đất Pháp. Năm 1963, bà qua đời ở Pháp.
Nam Phương Hoàng Hậu và 5 công chúa hoàng tử con vua Bảo Đại ăn mặc theo phong cách Pháp.
2. Thứ Phi Bùi Mộng Điệp
Sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, bà Bùi Mộng Điệp từng có một đời chồng và một con trai. Nhưng nhan sắc mặn mà của người phụ nữ Kinh Bắc đã khiến cựu hoàng vội quên lời hứa “một vợ một chồng” với hoàng hậu Nam Phương. Nếu Nam Phương hoàng hậu đại diện cho vẻ đẹp ‘chim sa, cá lặn’ thì thứ phi Mộng Điệp lại là vẻ đẹp có nhan sắc ‘nghiêng nước nghiêng thành’, tiêu biểu của xứ Kinh Bắc làm đắm say biết bao nhiêu chàng trai.
Mộng Điệp khi còn trẻ.
Được biết, Mộng Điệp được một người sắp xếp gặp mặt Bảo Đại trên sân tennis. Lúc đó mặc dù đã có vợ là Nam Phương Hoàng hậu nhưng ngài Bảo Đại rất si tình trước nhan sắc Mộng Điệp, chẳng mấy lúc hai người phải lòng nhau, Mộng Điệp trở thành thứ phi. Mặc dù trước đó, Bảo Đại từng có thời thề son sắc một chồng một vợ với Nam Phương. vài năm sau đó, họ chuyển về sống tại Đà Lạt.
Khi Bảo Đại không còn làm vua nữa, đất nước chiến tranh nên Mộng Điệp sang Pháp sinh sống.
Bà có với vua Bảo Đại 3 người con nhưng không may, 2 con trai lại mất khi tuổi đời còn quá trẻ.
Sau cái chết của người con thứ hai, thứ phi Mộng Điệp trở nên sống khép kín hơn, bà thu mình trong không gian nhỏ bé của ngôi nhà ở thủ đô Paris không tiếp đón bất kì một vị khách nào.
Thứ Phi Mộng Điệp trong trang phục hoàng gia.
Ngày 26-6-2011, sau ca giải phẫu tim không thành công, bà Mộng Điệp qua đời tại bệnh viện Saint Antoine vào lúc 12 giờ trưa Chủ nhật cùng ngày, thọ 87 tuổi.
3. Bà Phi Ánh
Bà Phi Ánh con nhà lành, giàu có, thuộc dòng họ danh giá. Sinh thời, bà cũng là một tuyệt sắc giai nhân nên được Bảo Đại yêu thương, tặng một biệt thự sang trọng. Bà sinh cho Bảo Đại 2 người, một gái, một trai. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, bà Phi Ánh ở lại sinh sống cho đến cuối đời tại Sài Gòn Việt Nam. Con gái là Phương Minh, lấy chồng Pháp và sang lập nghiệp ở Hoa Kỳ.
Bà Phi Ánh thời xuân sắc.
“Công Chúa” Phương Minh và “Hoàng Tử” Bảo Ân bên cạnh mẹ trong thời gian thơ ấu ở Ðà Lạt.
4. Lý Lệ Hà
Lý Lệ Hà là một cô gái nông thôn nghèo ở Thái Bình đoạt giải hoa hậu Áo lụa Hà Đông vào năm 1930. Hoa hậu Lý Lệ Hà có hàm răng rất đẹp, như những hạt ngọc. Người đẹp mặc áo lụa Hà Đông là nguồn cảm hứng để nhà thơ Nguyên Sa sáng tác bài thơ “Áo Lụa Hà Đông” và được người nhạc sĩ trẻ tài hoa Ngô Thuỵ Miên phổ thơ thành nhạc. Cô là người tình của Bảo Đại trong thời gian ông sống ở Hà Nội, làm Cố Vấn Tối Cao của Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam, cũng là thời kỳ ông sống với Mộng Điệp còn bà Nam Phương đang ở Huế…
5. Cô gái Trung Hoa Hoàng Tiểu Lan
Năm 1946, khi sống lưu vong ở Trung Hoa, Bảo Đại thương yêu một cô gái Tàu lai Tây, tên Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong) và đã có với cô một đứa con gái. Sau này ông cũng đưa bà về Đà Lạt và tặng bà một biệt thự.
6. Bà Vicky
Khi sống lưu vong ở Pháp, Bảo Đại mải ăn chơi, săn bắn, bài bạc, các lâu đài và tài sản lần lượt ra đi. Khi mua một trang trại ở Alsace, ông sống với cô vợ “hờ” người Pháp tên là Vicky mấy năm và sinh hạ được một con gái đặt tên là Phương Từ thì hai người chia tay. Bảo Đại phải rời khỏi Alsace bỏ lại nhà cửa đồ đạc cho Vicky.
7. Cô Clément
Chia tay Vicky, Bảo Đại càng lâm vào trầm uất và thất vọng. Có lần cảnh sát và người thân bắt gặp ông tại nhà cô vũ nữ Clément làm ở nhà hàng Le Moulin Rouge.
8. Monique Baudot
Khi toàn bộ tài sản đã đội nón ra đi, Bảo Đại gặp và chung sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp sinh năm 1946 tại Lorraine, kém ông 30 tuổi. Bảo Ðại vào đạo Thiên Chúa, có tên thánh là Jean-Robert. Khi kết hôn với cựu hoàng Bảo Đại bà đổi tên thành: Princess Monique Vĩnh Thụy.
Monique Baudot khi còn trẻ.
Cựu Hoàng Bảo Đại và vợ Hoàng Phi Monique Vĩnh Thụy.
Về tiểu sử của Monique có nhiều nguồn tin khác nhau. Báo chí Pháp viết cô từng làm tùy viên báo chí trong một tòa đại sứ. Nhưng bạn bè lại kể cô làm việc dọn phòng trong một khách sạn. Một người bạn đã đi thuê cho ông một căn hộ trong cao ốc 29 Fresnel, quận 16 – Paris. Chính nhờ làm bồi phòng ở cao ốc 29 Fresnel nên Monique Baudot mới biết được có một ”ông vua lưu vong” bệnh tật không người chăm sóc, cô đến giúp đỡ và trở thành người thân cận nhất của cựu hoàng suốt mấy thập niên cuối đời. Dù mặn nồng trong nhiều năm chung sống, nhưng hai người không có con.
Bảo Đại chụp cùng vợ Monique Vĩnh Thụy tại Paris vào năm 1992.
Cựu hoàng Bảo Đại qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi. Trả lời BBC về sự kiện này, bà Monique nói: “Ngày hôm nay tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng hôm nay trang sử của triều Nguyễn Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu nguyện cho chồng tôi“.
Có thể thấy, ông hoàng Bảo Đại dù có cuộc đời và sự nghiệp long đong do sinh thời trong giai đoạn lịch sử nước nhà và thế giới có nhiều biến động và phức tạp. Tuy nhiên, trong tình trường, ông lại là một người đào hoa hết sức với 2 người vợ (có đám cưới hoặc kết hôn), rất nhiều người tình và 13 người con. Những người tình của ông đều là những bóng hồng xinh đẹp nổi tiếng một thời, và cho dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc đời mình, ông vẫn luôn tìm được những người phụ nữ rất mực thủy chung và yêu thương ông sâu sắc.
Bị phế truất
Tháng 9 năm 1954, tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền chỉ huy của Ngô Đình Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại điện về Sài Gòn triệu tập Diệm sang Cannes gặp Bảo Đại để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng Diệm không đi. Bảo Đại quyết định điện về Sài Gòn cách chức thủ tướng của Ngô Đình Diệm.Tuy nhiên, ngày 4 tháng 10 năm 1955, Ủy ban trưng cầu dân ý thành lập đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc trưởng. Khi cử tri đi đến nơi bỏ phiếu, họ thấy rằng nơi đây đã bị những người ủng hộ Ngô Đình Diệm kiểm soát. Một cử tri sau khi bỏ phiếu đã nói rằng "Người chỉ đạo nói cho chúng tôi hiểu rằng ở đây chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là phiếu đỏ (Ngô Đình Diệm) sẽ được bỏ vào hòm phiếu hoặc phiếu xanh sẽ bị loại đi".40 Về phía Bảo Đại, ngày 18/10/1955, ông đưa ra tuyên bố cắt chức Thủ tướng cũng như xóa bỏ mọi quyền lực của Ngô Đình Diệm từ văn phòng của mình tại Paris để phản đối một chính phủ công an trị và chế độ độc tài cá nhân do Ngô Đình Diệm đứng đầu.41
Cuộc sống lưu vong
Bảo Đại tại Paris
Ông sống tại Cannes, sau đó chuyển đến vùng Alsace. Bảo Đại giao du với Jean de Beaumont, cựu nghị sĩ Nam Kỳ, một tay săn bắn có hạng. Bị cơ quan thuế để mắt tới, không còn tiền tài trợ của chính phủ Pháp, ông phải bán dần tài sản của mình. Năm 1963, Nam Phương hoàng hậu qua đời ở Chabrignac. Năm 1972, khi đã tiêu pha hết cả tài sản, Bảo Đại sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946), đến năm 1982 thì kết hôn. Bảo Đại nhập đạo Công giáo lấy tên thánh là Jean-Robert.
Trong thời gian này, ảnh hưởng của Bảo Đại tại các khu vực như Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phái các đại diện sang Pháp nhằm thuyết phục Bảo Đại tham gia một chính phủ liên hiệp nhằm thống nhất Việt Nam, nhờ đó thông qua Bảo Đại thì miền Bắc có thể thu hút thêm những người ủng hộ tại các địa phương mà Bảo Đại có ảnh hưởng. Dưới ảnh hưởng của các cuộc gặp mặt này, trong những buổi phát biểu công khai Bảo Đại đã thể hiện lập trường chống lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, chỉ trích chính phủ Nguyễn Văn Thiệu và kêu gọi thành lập một chính phủ liên hiệp tự do, trung lập và hòa bình tại Việt Nam [cần dẫn nguồn].
Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại, Bảo Đại lần đầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân. Trong chuyến đi này ông đã nhận tên cha để làm lại giấy khai sinh cho những người con ngoại hôn trước đây không ghi tên ông trong phần tên cha. Tại thị trấn Sacramento, ông được tặng chiếc chìa khóa vàng tượng trưng cho thị trấn này. Ông cũng được bà thị trưởng thành phố Westminster, California tặng danh hiệu "công dân danh dự" của thành phố. Ông cũng thăm viếng và chúc mừng các buổi lễ của cộng đồng Phật giáo và Cao Đài người Việt ở California cùng các cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Texas. Bảo Đại cũng nhân dịp này thăm dò ý kiến của các cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ về giải pháp cho việc hòa giải dân tộc.
Tang lễ
Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce42 , hưởng thọ 85 tuổi. Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Trước đó ông có nhận lời về tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) được tổ chức tại Hà Nội vào 1997.[cần dẫn nguồn]Đám tang Bảo Đại được tổ chức vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng 8 năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.42
Trả lời BBC về sự kiện này, bà Monique nói: "Ngày hôm nay tôi rất đau buồn. Dĩ nhiên rồi, trước hết và trên hết là vì chồng tôi vừa qua đời. Nhưng hôm nay trang sử của triều Nguyễn Việt Nam cũng được chấm dứt. Tôi cầu nguyện cho chồng tôi".43
Đánh giá
Trong cuốn "Bảo Đại - hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam", Daniel Grandclément viết44 :Bảo Đại đúng như những gì mọi người Việt đã biết về ông: hào hoa, lịch lãm và sành điệu, săn bắn giỏi, lái xe hơi, máy bay giỏi, khiêu vũ, đánh golf, chơi quần vợt giỏi... Ông chỉ không biết làm vua. Ông vua nước Nam cứ quẩn quanh, thậm chí mưu mẹo chỉ để có được từ chiếc xe hơi, máy bay cho đến khẩu súng săn, cuốn album bìa da, thỏa mãn những thú vui vật chất.Như lời Bảo Đại thú nhận: “Người Pháp lúc nào cũng muốn tôi ngồi yên một chỗ, không cho thân mật với dân nên trong hai mươi năm trời làm vua tôi ra Bắc một lần, vào Nam kỳ một lần, cũng là đi lướt qua, không thấy rõ ràng một điều gì. Xung quanh tôi họ đặt toàn những người mật thám. Tôi rất buồn biết mình không thể làm chi có ích cho đất nước...”.Ông mơ hồ tin tưởng vào “nền độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp” đạt được dễ dàng cùng với các điều kiện vật chất. Quen sung sướng, quen được cung phụng, Bảo Đại dường như chưa bao giờ nghĩ đến việc đi tìm độc lập bằng con đường nếm mật nằm gai như các vua Hàm Nghi, Duy Tân trước ông.Ông đã khước từ những cơ hội mà Chủ tịch Uncle Lake đã tạo ra, mang đến cho ông... Khước từ cơ hội đi chung đường với cả dân tộc, dù ông đã cùng chính phủ cộng hòa non trẻ ngồi họp bàn từ việc lớn đến việc nhỏ trong những ngày khai sinh nhà nước. Con đường mà Bảo Đại chọn cuối cùng đã dẫn đến kết cục “ông hoàng bị quét đi như quét một hạt bụi vô giá trị...”.Hành động lớn nhất trong đời ông là thoái vị, và ông đi vào lịch sử chỉ bằng một câu nói: “Tôi muốn làm dân một nước tự do hơn là làm vua một nước nô lệ”.
Nhà báo Merry Bromberger viết về thói ăn chơi của Bảo Đại: "Muốn gặp Bảo Đại ở Hongkong chỉ cần dạo mười bốn hộp đêm trong thành phố, dễ hơn là tìm ông trong một khách sạn Anh"45
Tháng 3/1948, khi một nhà báo quốc tế nói rằng Bảo Đại sẽ chịu hợp tác với Pháp để thành lập chính phủ, với điều kiện quân đội và ngoại giao của chính phủ đó thuộc quyền chỉ huy của Pháp, chủ tịch Uncle Lake vẫn tỏ ra tin tưởng Bảo Đại: "Ông Vĩnh Thuỵ (tên thật của Bảo Đại) là Cố vấn của Chính phủ Việt Nam. Ông ấy không thể đàm phán hoặc hành động gì trước khi Chính phủ Việt Nam đồng ý. Vả chǎng, nếu quân đội và ngoại giao Việt Nam ở dưới quyền Pháp tức là Việt Nam chưa được độc lập hẳn và vẫn là thuộc địa của Pháp. Điều kiện như thế thì ngoài bọn phản quốc ra, không có một người Việt Nam nào chịu nhận, cố vấn Vĩnh Thụy cũng vậy. Hơn 80 nǎm dưới quyền thống trị của Pháp, nhân dân Việt Nam đã nếm đủ sỉ nhục và đau khổ."46 Sau đó, khi thông tin này đã trở thành sự thật, trả lời điện phỏng vấn của Dân quốc Nhật báo (Trung Hoa Dân Quốc) ngày 3/4/1949, chủ tịch Uncle Lake đã lên án Bảo Đại như sau:
"Vĩnh Thụy trở về với 10.000 quân viễn chinh Pháp, để giết hại thêm đồng bào Việt Nam. Vĩnh Thụy cam tâm bán nước, đó là sự thực. Âm mưu của thực dân Pháp là đặt lại chế độ nô lệ ở Việt Nam. Vĩnh Thụy làm tay sai cho thực dân, là một tên phản quốc. Pháp luật Việt Nam tuy khoan hồng với những người biết cải tà quy chính nhưng sẽ thẳng tay trừng trị những tên Việt gian đầu sỏ đã bán nước buôn dân. Quân và dân Việt Nam quyết tâm đánh tan tất cả âm mưu của thực dân, quyết kháng chiến để tranh cho kỳ được độc lập và thống nhất thật sự."47 48 .
Gia quyến
Tượng bán thân của Bảo Đại Đế trong Dinh Bảo Đại
- Ông: Nguyễn Cảnh Tông Đồng Khánh hoàng đế.
- Bà: Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương thị (佑天純皇后楊氏; 18 tháng 4 năm 1868 - 17 tháng 9 năm 1944), được tôn phong Khôn Nghi Xương Đức Thái hoàng thái hậu (坤儀昌德太皇太后), còn gọi là Đức Tiên Cung (德仙宮). Khi Bảo Đại còn bé đều do bà nuôi dưỡng.
- Cha: Nguyễn Hoằng Tông Khải Định hoàng đế.
- Mẹ: Đoan Huy Hoàng thái hậu Hoàng thị (端徽皇太后黃氏; 28 tháng 1 năm 1890 - 9 tháng 11 năm 1980), còn gọi là Đức Từ Cung (德慈宮). Bà vốn là Cung nhân, xuất thân thấp kém, sau mang thai Bảo Đại mà được tấn phong Huệ phi (惠妃).
- Hậu phi:
- Nam Phương hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan (南芳皇后阮有氏蘭; 14 tháng 12 năm 1914 - 16 tháng 9 năm 1963), con gái của Nguyễn Hữu Hào và phu nhân Lê Thị Bính, con gái của Lê Phát Đạt. Quê Gò Công, Tiền Giang, Việt Nam, có hôn thú, có năm người con
- Bùi Mộng Điệp (裴夢蝶; 22 tháng 6 năm 1924 - 26 tháng 6 năm 2011), quê Bắc Ninh, không hôn thú, có ba người con.
- Ánh phi Lê thị (暎妃黎氏) ở Huế, (24 tháng 06, 1925 - 15 tháng 12 năm 1986: 61 tuổi) không hôn thú, có hai người con, được phong làm Ánh phi (暎妃) vào năm 1935. Về sau đều gọi bà là Lê Phi Ánh (黎妃暎).
- Lý Lệ Hà, quê Thái Bình, vũ nữ, không hôn thú, không có con
- Hoàng Tiểu Lan (黃小蘭), còn tên khác là Jenny Woong, vũ nữ Trung Hoa lai Pháp, không hôn thú, có một con gái, sau này cũng có đưa về Đà Lạt, cũng có một biệt thự như các bà thứ phi người Việt.
- Bà Vicky (Pháp), không hôn thú, có một con gái.
- Clément(?), vũ nữ và buôn lậu ở xóm Cigalle (Pháp), không hôn thú
- Monique Marie Eugene Baudot (莫尼克·博多), người Pháp, sinh tại Lorraine vào ngày 30 tháng 4, năm 1946. Năm 1972 vào tháng 2, bà kết hôn với Bảo Đại Đế, được xưng danh Hoàng phi (皇妃; Imperial Princess). Sau khi Bảo Đại Đế băng hà, bà tự xưng làm Thái Phương hoàng hậu (泰芳皇后).49
- Hậu duệ: Bảo Đại có 5 hoàng tử và 7 hoàng nữ, tổng cộng 12 người con.
Hoàng nam Bảo Ân, con trai út của Bảo Đại Đế
- Hoàng tử:
- Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, mất ngày 28 tháng 7 năm 2007. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu.
- Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943, mất ngày 15 tháng 3 năm 2017. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu.
- Nguyễn Phúc Bảo Ân, sinh năm 1951 đang sống tại Westminster, là người con nối dõi nhà Nguyễn. Mẹ là Lê Phi Ánh. Ông Bảo Ân có hai con, gái là Nguyễn Phúc Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phúc Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy, Nguyễn Phúc Quý Khang là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại.50 .
- Nguyễn Phúc Bảo Hoàng, sinh năm (1954 - 1955), chết khi một tuổi. Mẹ là Bùi Mộng Điệp.
- Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm (1957 - 1987), chết khi 30 tuổi vì tử nạn tại Nhật. Mẹ là Bùi Mộng Điệp.
- Hoàng nữ:
- Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937 tại Đà Lạt.
- Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu.
- Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942. Mẹ là Nam Phương hoàng hậu.
- Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh ngày 4 tháng 6 năm 1946 hiện nay đang sống ở Pháp. Mẹ là Bùi Mộng Điệp.
- Nguyễn Phúc Phương Minh, sinh ngày 15 tháng 1 năm 1949, bà lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, rồi ly dị, trước Tháng 4 năm 1975 về Sài Gòn thăm mẹ và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lãnh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời tại Hoa Kỳ vào năm 2012. Mẹ là Lê Phi Ánh.
- Nguyễn Phúc Phương An, sinh năm 1955, hiện nay đang sống ở Hawaii, Hoa Kỳ51 52 . Mẹ là Hoàng Tiểu Lan.
- Nguyễn Phúc Phương Từ, sinh năm 195553 , hiện đang sống ở Pháp. Mẹ là Quý bà Vicky.
Câu nói
- Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta.55 Phát biểu khi từ chối sự bảo vệ của quân Nhật chống lại nguy cơ đảo chính của Việt Minh.
- Làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ.56
- Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại hóa ra là giải pháp của người Pháp.23
- Đã đến lúc kết thúc cuộc chiến huynh đệ tương tàn và ít nhất là phục hồi hòa bình cùng sự hòa hợp.57 Phát biểu năm 1972 nhằm kêu gọi hòa bình và hòa hợp dân tộc ở Việt Nam.
- Xin cho tôi được sống và chết trong bình yên.58
Trong thơ ca
Khi Bảo Đại sang Trung Quốc, nhà thơ Việt Nam đương thời Tú Mỡ có bài thơ châm biếm về việc này.Trong điện ảnh
Hình tượng Bảo Đại được dựng thành bộ phim "Ngọn nến Hoàng cung" năm 2004 do diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đóng.Tiền đồng "Bảo Đại thông bảo"
Tiền đồng Bảo Đại thông bảo (保大通寶) là loại tiền đồng Việt Nam kiểu cổ sau cùng được chế tạo. Có ba loại tiền Bảo Đại Thông bảo: loại tiền đúc cỡ nhỏ, loại tiền đúc cỡ lớn mặt sau có nổi chữ "mười văn" và loại tiền đúc lớn có mặt sau "trơn". Tất cả được phát hành vào năm 1933.-
保大通寶 (1926-1945) -
-