Tiger
Yếu sinh lý
Quốc hội Nicaragua vô hiệu hóa đạo luật cho phép nhà thầu Trung Quốc xây dựng kênh đào xuyên nước này, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
Quốc hội Nicaragua ngày 8/5 thông qua chương trình cải cách các điều luật liên quan dự án kênh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nước này cũng hủy Đạo luật 840, được thông qua vào năm 2012 nhằm trao quyền cho doanh nhân Trung Quốc Wang Jing đầu tư, xây dựng và quản lý kênh đào trong 50 năm kèm điều khoản gia hạn thêm 50 năm.
Cải cách được đề xuất bởi Tổng thống Daniel Ortega và được quốc hội Nicaragua thông qua với số phiếu gần như tuyệt đối. Phó chủ tịch quốc hội Raquel Dixon nói chương trình cải cách nhằm "củng cố và cập nhật hệ thống pháp luật quốc gia, cân nhắc môi trường quốc nội và quốc tế đang biến động chưa từng thấy".
Dự án kênh đào Nicaragua được chấp thuận vào năm 2013 và động thổ vào tháng 12/2014, với mức đầu tư khoảng 50 tỷ USD và dự kiến hoàn thành vào năm 2019.
Phối cảnh dự án kênh đào Nicaragua. Đồ họa: Bunkerist
Theo kế hoạch ban đầu, kênh có chiều dài hơn 270 km sẽ chạy xuyên lãnh thổ Nicaragua, nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Chính quyền Ortega đặt tham vọng "soán ngôi" kênh đào Panama do Mỹ xây dựng năm 1914 và trao trả cho Panama vào năm 1999.
Tuy nhiên, dự án rơi vào bế tắc suốt 10 năm qua vì nhà đầu tư Trung Quốc không đủ năng lực triển khai. Tài sản của doanh nhân Wang Jing giảm sâu vì thị trường chứng khoán Trung Quốc biến động, từ 6,9 tỷ USD vốn hóa vào năm 2015 còn 1,9 tỷ USD vào năm 2016, rồi tuột khỏi mốc một tỷ USD vào năm 2019.
Trong một thập kỷ qua, dự án còn vấp phải phản đối gay gắt liên quan đến những lo ngại về hậu quả môi trường và sinh kế của người dân địa phương, với hàng nghìn nông dân biểu tình phản đối kế hoạch thu hồi đất canh tác để xây kênh đào.
Biểu tình phản đối kế hoạch thu hồi đất xây kênh đào Nicaragua vào năm 2014. Ảnh: Reuters
Phe phản đối cho rằng kênh đào nối liền hai đại dương sẽ phá hủy hệ sinh thái của hồ Nicaragua, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Mỹ. Dự án cũng sẽ khiến khoảng 120.000 dân địa phương, trong đó có hai cộng đồng dân tộc thiểu số cần được bảo tồn là người Rama và người Creole, phải di dời.
"Thật đáng tiếc rằng ông Ortega phải mất một thập kỷ mới nhận ra sai lầm của mình, sau khi đã duyệt các quy hoạch thu hồi đất của nông dân", Medardo Mairena, thủ lĩnh phong trào phản đối kênh đào Nicaragua và đang tị nạn tại Mỹ, bình luận.
Tuy nhiên, Tổng thống Ortega vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ tham vọng xây kênh đào nối liền hai đại dương. Dù hủy thỏa thuận với doanh nhân Trung Quốc, Nicaragua vẫn để ngỏ khả năng xây dựng kênh đào trong tương lai nếu có nhà đầu tư phù hợp.
Quốc hội Nicaragua ngày 8/5 thông qua chương trình cải cách các điều luật liên quan dự án kênh đào nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nước này cũng hủy Đạo luật 840, được thông qua vào năm 2012 nhằm trao quyền cho doanh nhân Trung Quốc Wang Jing đầu tư, xây dựng và quản lý kênh đào trong 50 năm kèm điều khoản gia hạn thêm 50 năm.
Cải cách được đề xuất bởi Tổng thống Daniel Ortega và được quốc hội Nicaragua thông qua với số phiếu gần như tuyệt đối. Phó chủ tịch quốc hội Raquel Dixon nói chương trình cải cách nhằm "củng cố và cập nhật hệ thống pháp luật quốc gia, cân nhắc môi trường quốc nội và quốc tế đang biến động chưa từng thấy".
Dự án kênh đào Nicaragua được chấp thuận vào năm 2013 và động thổ vào tháng 12/2014, với mức đầu tư khoảng 50 tỷ USD và dự kiến hoàn thành vào năm 2019.
Phối cảnh dự án kênh đào Nicaragua. Đồ họa: Bunkerist
Theo kế hoạch ban đầu, kênh có chiều dài hơn 270 km sẽ chạy xuyên lãnh thổ Nicaragua, nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Chính quyền Ortega đặt tham vọng "soán ngôi" kênh đào Panama do Mỹ xây dựng năm 1914 và trao trả cho Panama vào năm 1999.
Tuy nhiên, dự án rơi vào bế tắc suốt 10 năm qua vì nhà đầu tư Trung Quốc không đủ năng lực triển khai. Tài sản của doanh nhân Wang Jing giảm sâu vì thị trường chứng khoán Trung Quốc biến động, từ 6,9 tỷ USD vốn hóa vào năm 2015 còn 1,9 tỷ USD vào năm 2016, rồi tuột khỏi mốc một tỷ USD vào năm 2019.
Trong một thập kỷ qua, dự án còn vấp phải phản đối gay gắt liên quan đến những lo ngại về hậu quả môi trường và sinh kế của người dân địa phương, với hàng nghìn nông dân biểu tình phản đối kế hoạch thu hồi đất canh tác để xây kênh đào.
Biểu tình phản đối kế hoạch thu hồi đất xây kênh đào Nicaragua vào năm 2014. Ảnh: Reuters
Phe phản đối cho rằng kênh đào nối liền hai đại dương sẽ phá hủy hệ sinh thái của hồ Nicaragua, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Mỹ. Dự án cũng sẽ khiến khoảng 120.000 dân địa phương, trong đó có hai cộng đồng dân tộc thiểu số cần được bảo tồn là người Rama và người Creole, phải di dời.
"Thật đáng tiếc rằng ông Ortega phải mất một thập kỷ mới nhận ra sai lầm của mình, sau khi đã duyệt các quy hoạch thu hồi đất của nông dân", Medardo Mairena, thủ lĩnh phong trào phản đối kênh đào Nicaragua và đang tị nạn tại Mỹ, bình luận.
Tuy nhiên, Tổng thống Ortega vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ tham vọng xây kênh đào nối liền hai đại dương. Dù hủy thỏa thuận với doanh nhân Trung Quốc, Nicaragua vẫn để ngỏ khả năng xây dựng kênh đào trong tương lai nếu có nhà đầu tư phù hợp.