Ngày 13/5, Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật một lệnh cấm uranium làm giàu của Nga - nỗ lực mới nhất nhằm ngăn chặn chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo đó, lệnh cấm nhập khẩu nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân sẽ có hiệu lực sau khoảng 90 ngày.
Luật này cũng giải phóng khoảng 2,7 tỷ USD tài trợ theo luật trước đây để xây dựng ngành công nghiệp nhiên liệu uranium của Mỹ.
Trong một tuyên bố, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan nêu rõ: "Tổng thống Biden đã ký thành luật một loạt động thái lịch sử, vốn sẽ củng cố an ninh năng lượng và kinh tế quốc gia, bằng cách giảm bớt và cuối cùng là loại bỏ sự phụ thuộc của chúng ta vào Nga về năng lượng hạt nhân dân sự".
Ông Jake Sullivan cho biết thêm, luật này “thực hiện các mục tiêu đa phương mà chúng tôi đặt ra với các đồng minh và đối tác”, bao gồm cả cam kết vào tháng 12/2023 với Canada, Pháp, Nhật Bản và Vương quốc Anh để đầu tư chung 4,2 tỷ USD, mở rộng khả năng làm giàu và chuyển đổi uranium.
Nga là nhà cung cấp uranium đã làm giàu hàng đầu thế giới và khoảng 24% uranium làm giàu được các nhà máy điện hạt nhân Mỹ sử dụng đến từ xứ sở bạch dương.
Mỹ cấm nhập khẩu urani làm giàu của Nga© Được Thế giới & Việt Nam cung cấp |
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: AP) |
Luật này cũng giải phóng khoảng 2,7 tỷ USD tài trợ theo luật trước đây để xây dựng ngành công nghiệp nhiên liệu uranium của Mỹ.
Trong một tuyên bố, Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan nêu rõ: "Tổng thống Biden đã ký thành luật một loạt động thái lịch sử, vốn sẽ củng cố an ninh năng lượng và kinh tế quốc gia, bằng cách giảm bớt và cuối cùng là loại bỏ sự phụ thuộc của chúng ta vào Nga về năng lượng hạt nhân dân sự".
Ông Jake Sullivan cho biết thêm, luật này “thực hiện các mục tiêu đa phương mà chúng tôi đặt ra với các đồng minh và đối tác”, bao gồm cả cam kết vào tháng 12/2023 với Canada, Pháp, Nhật Bản và Vương quốc Anh để đầu tư chung 4,2 tỷ USD, mở rộng khả năng làm giàu và chuyển đổi uranium.
Nga là nhà cung cấp uranium đã làm giàu hàng đầu thế giới và khoảng 24% uranium làm giàu được các nhà máy điện hạt nhân Mỹ sử dụng đến từ xứ sở bạch dương.