one more thing
Tao là gay
15:31 | 16/05/2024
Chia sẻ
Các chuyên gia cảnh báo trong thời gian tới, áp lực lạm phát sẽ gia tăng và cần được chú ý khi tăng trưởng tín dụng kỳ vọng sẽ tăng tốc để đạt mục tiêu 15% trong năm nay.
Áp lực lạm phát có xu hướng dai dẳng hơn dự báo, điều này đang gây áp lực lên mặt bằng lãi suất. Trong thời gian tới, lạm phát sẽ tiếp tục chịu áp lực từ các yếu tố như tăng lương, tăng giá điện và nhập khẩu lạm phát do một số nền kinh tế vẫn lạm phát vẫn còn giữ ở mức cao.
Báo cáo từ Công ty Chứng khoán VNDirect chỉ rõ, mặc dù lạm phát chỉ tăng nhẹ trong tháng 4 so với tháng trước, đà tăng mạnh của giá lợn hơi, cùng với mức tăng trên cơ sở hàng tháng thấp của cùng kỳ năm ngoái là yếu tố khuếch đại thêm mức tăng lạm phát so với cùng kỳ
So với tháng trước, CPI chỉ tăng 0,07% tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái CPI tháng 4 tăng tới 4,4% và là mức tăng cao nhất trong 15 tháng. Điều này phần nào đến từ mức nền thấp của tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.
Biến động chỉ số CPI từ 2018 đến nay. (Nguồn: Hạ An tổng hợp từ Tổng cục Thống kê).
Tính từ đầu năm, CPI tăng 1,19%, chủ yếu đến từ sự gia tăng của các rổ chỉ số phụ như thực phẩm (tăng 2,44% tính từ đầu năm) và vận tải (tăng 5,49% tính từ đầu năm). CPI tăng cao chủ yếu do giá thực phẩm, xăng dầu và dịch vụ y tế tăng, trong khi CPI cơ bản tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, vẫn ổn định ở mức thấp trong tháng 4.
Trung bình 4 tháng đầu năm, CPI và CPI cơ bản tăng lần lượt 3,9% và 2,8%so với cùng kỳ năm ngoái vẫn nằm dưới mục tiêu của chính phủ. Trong tháng 4, Bộ Tài chính đã cập nhật dự báo về ba kịch bản lạm phát, lần lượt là 3,64%, 4,05% và 4,5% (so với các kịch bản trước đó lần lượt là 3,52%, 4,03% và 4,5%).
Tăng trưởng tín dụng đang chậm lại nhưng thường tăng tốc vào cuối năm. (Nguồn: Mirae Asset).
Các chuyên gia từ công ty Chứng khoán Mirae Asset đánh giá, trong thời gian tới, áp lực lạm phát cần được chú ý khi tăng trưởng tín dụng kỳ vọng sẽ tăng tốc để đạt mục tiêu 15% trong năm nay.
Thêm vào đó, lạm phát sẽ tiếp tục chịu áp lực bởi các yếu tố. Thứ nhất là, đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% kể từ 1/7/2024.
Thứ hai là khả năng điều chỉnh giá một số chi phí trong 2024, trong đó có giá điện, giá học phí, giá khám chữa bệnh, và khung giá một số dịch vụ ngành vận tải và thứ ba là nhập khẩu lạm phát trong bối cảnh Việt Nam đồng suy yếu và lạm phát kéo dài ở một số đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Ở khía cạnh tích cực, lạm phát năm 2024 sẽ giảm bớt, nhờ vào giá lương thực trong nước ổn định nhờ nguồn cung trong nước dồi dào và một số chính sách hỗ trợ thuế sẽ tiếp tục được áp dụng trong năm 2024, như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu và giảm thuế giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, tiêu dùng tăng chậm cũng là yếu tố làm chậm đà tăng của lạm phát. Trong 4 tháng đầu năm nay, doanh số bán lẻ tăng trưởng chỉ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ đi yếu tố giá, tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 5,3% so với cùng kỳ, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 8,3% trong 4 tháng đầu năm 2023.
Ngay cả khi có động lực từ sự phục hồi của du lịch khi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đã vượt 3,9% so với 4 tháng đầu năm 2019 và tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước. Khách du lịch nội địa cũng phục hồi lần lượt 28,6% và 6,6% so với cùng kỳ.
Vì vậy, dịch vụ lưu trú & ăn uống và du lịch lữ hành cải thiện lần lượt 15,3% và 49,3%so với cùng kỳ năm ngoái trong 4 tháng đầu năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 4 tháng đầu năm tăng 7,1% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với tốc độ của cùng kỳ năm ngoái ( tăng 10,7%).
Các chuyên gia từ Mirae Asset cho rằng động lực của bán lẻ tiêu dùng năm 2024 sẽ đến từ môi trường lãi suất thấp và kinh tế tiếp tục tăng trưởng; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp và mức lương tối thiểu tăng, các chính sách hỗ trợ thuế phí như việc kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2024.
Bên cạnh đó, các chính sách kích cầu nhằm thúc đẩy du lịch và sự phục hồi của ngành du lịch. Trong đó, đáng chú ý là thị trường khách du lịch Trung Quốc vẫn còn dư địa tăng trưởng lớn khi lượng khách trong 4 tháng đầu năm nay bằng 73% so với mức trước đại dịch trong 4 tháng đầu năm 2019. Một khi tiêu dùng phục hồi, đây cũng sẽ là một yếu tố gây áp lực lên lạm phát nửa cuối năm.
Ông Trần Ngọc Báu, CEO Wigroup. (Ảnh: NVCC).
Đánh giá về áp lực lạm phát nửa cuối năm 2024, ông Trần Ngọc Báu, CEO Wigroup cho rằng lạm phát đang bắt đầu tăng trưởng trở lại, con số lạm phát 4,4% trong tháng 4 đã gần chạm trần mà Chính phủ đưa ra 4,5% và không gian còn lại chỉ là 0,1%. Trong tháng 5, khả năng cao lạm phát sẽ vượt trần 4,5% do những áp lực ngắn hạn như tỷ giá tăng.
Ông Báu dự báo, lạm phát sẽ căng thẳng từ giữa năm nay nhưng đến quý III sẽ dịu xuống. Nguyên nhân là do mức nền thấp của năm ngoái khi tháng 4 năm ngoái lạm phát giảm rất nhanh. Điều này khiến cho mặc dù CPI tháng 4 năm nay gần như không tăng so với tháng 3 nhưng so với cùng kỳ sẽ có xu hướng tăng cao hơn. Đến quý III/2023, CPI đã nâng lên mặt bằng cao hơn nên năm nay mức tăng sẽ chậm lại.
"Sau cú giật lạm phát từ tháng 5, 6, 7 đến tháng 8 lạm phát sẽ giảm xuống. Nhìn chung lạm phát cả năm vẫn sẽ đạt mục tiêu dưới 4,5% nhưng giai đoạn giữa năm sẽ tăng rất mạnh, thậm chí có thể lên tới 5%", ông Báu nói.
CEO Wigroup cũng đánh giá các nhà điều hành đã "hy sinh" rất nhiều cho câu chuyện tăng trưởng, chính sách tiền tệ gần như đã hết dư địa còn chính sách tài khoá cũng khó có thể đẩy mạnh, tuy nhiên tăng trưởng GDP quý I vẫn chưa được như kỳ vọng.
Thực tế cho thấy những động lực tốt nhất để hỗ trợ nền kinh tế từ sức mạnh nội lực đã được sử dụng, sắp tới sẽ có một hai "cơn gió ngược" từ quốc tế như việc lạm phát của Mỹ không giảm nhanh như kỳ vọng hay Trung Quốc tăng trưởng chậm gây ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam.
Chia sẻ
Các chuyên gia cảnh báo trong thời gian tới, áp lực lạm phát sẽ gia tăng và cần được chú ý khi tăng trưởng tín dụng kỳ vọng sẽ tăng tốc để đạt mục tiêu 15% trong năm nay.
Áp lực lạm phát có xu hướng dai dẳng hơn dự báo, điều này đang gây áp lực lên mặt bằng lãi suất. Trong thời gian tới, lạm phát sẽ tiếp tục chịu áp lực từ các yếu tố như tăng lương, tăng giá điện và nhập khẩu lạm phát do một số nền kinh tế vẫn lạm phát vẫn còn giữ ở mức cao.
Báo cáo từ Công ty Chứng khoán VNDirect chỉ rõ, mặc dù lạm phát chỉ tăng nhẹ trong tháng 4 so với tháng trước, đà tăng mạnh của giá lợn hơi, cùng với mức tăng trên cơ sở hàng tháng thấp của cùng kỳ năm ngoái là yếu tố khuếch đại thêm mức tăng lạm phát so với cùng kỳ
So với tháng trước, CPI chỉ tăng 0,07% tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái CPI tháng 4 tăng tới 4,4% và là mức tăng cao nhất trong 15 tháng. Điều này phần nào đến từ mức nền thấp của tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.
Biến động chỉ số CPI từ 2018 đến nay. (Nguồn: Hạ An tổng hợp từ Tổng cục Thống kê).
Tính từ đầu năm, CPI tăng 1,19%, chủ yếu đến từ sự gia tăng của các rổ chỉ số phụ như thực phẩm (tăng 2,44% tính từ đầu năm) và vận tải (tăng 5,49% tính từ đầu năm). CPI tăng cao chủ yếu do giá thực phẩm, xăng dầu và dịch vụ y tế tăng, trong khi CPI cơ bản tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, vẫn ổn định ở mức thấp trong tháng 4.
Trung bình 4 tháng đầu năm, CPI và CPI cơ bản tăng lần lượt 3,9% và 2,8%so với cùng kỳ năm ngoái vẫn nằm dưới mục tiêu của chính phủ. Trong tháng 4, Bộ Tài chính đã cập nhật dự báo về ba kịch bản lạm phát, lần lượt là 3,64%, 4,05% và 4,5% (so với các kịch bản trước đó lần lượt là 3,52%, 4,03% và 4,5%).
Tăng trưởng tín dụng đang chậm lại nhưng thường tăng tốc vào cuối năm. (Nguồn: Mirae Asset).
Các chuyên gia từ công ty Chứng khoán Mirae Asset đánh giá, trong thời gian tới, áp lực lạm phát cần được chú ý khi tăng trưởng tín dụng kỳ vọng sẽ tăng tốc để đạt mục tiêu 15% trong năm nay.
Thêm vào đó, lạm phát sẽ tiếp tục chịu áp lực bởi các yếu tố. Thứ nhất là, đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% kể từ 1/7/2024.
Thứ hai là khả năng điều chỉnh giá một số chi phí trong 2024, trong đó có giá điện, giá học phí, giá khám chữa bệnh, và khung giá một số dịch vụ ngành vận tải và thứ ba là nhập khẩu lạm phát trong bối cảnh Việt Nam đồng suy yếu và lạm phát kéo dài ở một số đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Ở khía cạnh tích cực, lạm phát năm 2024 sẽ giảm bớt, nhờ vào giá lương thực trong nước ổn định nhờ nguồn cung trong nước dồi dào và một số chính sách hỗ trợ thuế sẽ tiếp tục được áp dụng trong năm 2024, như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu và giảm thuế giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, tiêu dùng tăng chậm cũng là yếu tố làm chậm đà tăng của lạm phát. Trong 4 tháng đầu năm nay, doanh số bán lẻ tăng trưởng chỉ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ đi yếu tố giá, tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 5,3% so với cùng kỳ, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 8,3% trong 4 tháng đầu năm 2023.
Ngay cả khi có động lực từ sự phục hồi của du lịch khi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đã vượt 3,9% so với 4 tháng đầu năm 2019 và tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước. Khách du lịch nội địa cũng phục hồi lần lượt 28,6% và 6,6% so với cùng kỳ.
Vì vậy, dịch vụ lưu trú & ăn uống và du lịch lữ hành cải thiện lần lượt 15,3% và 49,3%so với cùng kỳ năm ngoái trong 4 tháng đầu năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 4 tháng đầu năm tăng 7,1% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với tốc độ của cùng kỳ năm ngoái ( tăng 10,7%).
Các chuyên gia từ Mirae Asset cho rằng động lực của bán lẻ tiêu dùng năm 2024 sẽ đến từ môi trường lãi suất thấp và kinh tế tiếp tục tăng trưởng; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp và mức lương tối thiểu tăng, các chính sách hỗ trợ thuế phí như việc kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2024.
Bên cạnh đó, các chính sách kích cầu nhằm thúc đẩy du lịch và sự phục hồi của ngành du lịch. Trong đó, đáng chú ý là thị trường khách du lịch Trung Quốc vẫn còn dư địa tăng trưởng lớn khi lượng khách trong 4 tháng đầu năm nay bằng 73% so với mức trước đại dịch trong 4 tháng đầu năm 2019. Một khi tiêu dùng phục hồi, đây cũng sẽ là một yếu tố gây áp lực lên lạm phát nửa cuối năm.
Lạm phát giữa năm sẽ tăng mạnh, vượt trần 4,5%
Ông Trần Ngọc Báu, CEO Wigroup. (Ảnh: NVCC).
Đánh giá về áp lực lạm phát nửa cuối năm 2024, ông Trần Ngọc Báu, CEO Wigroup cho rằng lạm phát đang bắt đầu tăng trưởng trở lại, con số lạm phát 4,4% trong tháng 4 đã gần chạm trần mà Chính phủ đưa ra 4,5% và không gian còn lại chỉ là 0,1%. Trong tháng 5, khả năng cao lạm phát sẽ vượt trần 4,5% do những áp lực ngắn hạn như tỷ giá tăng.
Ông Báu dự báo, lạm phát sẽ căng thẳng từ giữa năm nay nhưng đến quý III sẽ dịu xuống. Nguyên nhân là do mức nền thấp của năm ngoái khi tháng 4 năm ngoái lạm phát giảm rất nhanh. Điều này khiến cho mặc dù CPI tháng 4 năm nay gần như không tăng so với tháng 3 nhưng so với cùng kỳ sẽ có xu hướng tăng cao hơn. Đến quý III/2023, CPI đã nâng lên mặt bằng cao hơn nên năm nay mức tăng sẽ chậm lại.
"Sau cú giật lạm phát từ tháng 5, 6, 7 đến tháng 8 lạm phát sẽ giảm xuống. Nhìn chung lạm phát cả năm vẫn sẽ đạt mục tiêu dưới 4,5% nhưng giai đoạn giữa năm sẽ tăng rất mạnh, thậm chí có thể lên tới 5%", ông Báu nói.
CEO Wigroup cũng đánh giá các nhà điều hành đã "hy sinh" rất nhiều cho câu chuyện tăng trưởng, chính sách tiền tệ gần như đã hết dư địa còn chính sách tài khoá cũng khó có thể đẩy mạnh, tuy nhiên tăng trưởng GDP quý I vẫn chưa được như kỳ vọng.
Thực tế cho thấy những động lực tốt nhất để hỗ trợ nền kinh tế từ sức mạnh nội lực đã được sử dụng, sắp tới sẽ có một hai "cơn gió ngược" từ quốc tế như việc lạm phát của Mỹ không giảm nhanh như kỳ vọng hay Trung Quốc tăng trưởng chậm gây ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam.