Lý Do Vì Sao Nga Quyết Định Xóa Toàn Bộ Nợ Từ Thời Liên Xô Cho Việt Nam
Không những xóa nợ cho Việt Nam mà Nga đã xóa nợ cho hầu như tất cả các nước mắc nợ Liên Xô trước khi sụp đổ. Trong đó xóa nợ 29 tỷ USD cho Cuba và 11 tỉ USD cho Bắc Triều Tiên.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn bắt tay trong cuộc gặp tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 6/7/2022. Ông Lavrov đang có chuyến công du tới Châu Á để tìm kiếm sự ủng hộ trong bối cảnh Nga đang bị phương Tây cô lập về mặt ngoại giao và các lệnh trừng phạt đã được nâng cấp sau cuộc xâm lược Ukraine. Ảnh: Sở Báo chí Bộ Ngoại giao Nga
Năm 2001, Nga đã xóa 85% số nợ 11 tỷ USD viện trợ cho Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, 15% còn lại (1,65 tỷ USD) Việt Nam được phép trả trong vòng 23 năm dưới dạng Nga đầu tư ở Việt Nam.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu ngày 31/7/2018. Theo ông Lavrov, có nhiều yếu tố gây cản trở cho Nga trong quá trình hồi lại số nợ nêu trên. Ngoại trưởng Nga cho hay, Liên bang Xô Viết không phải một bộ phận trong thể thống nhất tiền tệ quốc tế và hệ thống tài chính, trong khi tỉ lệ trao đổi ngoại tệ đối với đồng rúp lại được thiết lập bởi Ngân hàng Nhà nước Nga.
Vài năm trước, chúng tôi đã xóa nợ vài tỷ USD đối với các quốc gia châu Phi đã vay từ thời Xô Viết. Chúng tôi không bao giờ nhận lại được số tiền đó bởi vì về mặt pháp lý, rất khó để tính toán tỷ lệ tiền tệ vào thời điểm số tiền đó được mang đi cho vay,” ông Lavrov giải thích.
Có nhiều khoản nợ khác cũng được trao cho các tổ chức độc lập mà không phải là một quốc gia cụ thể. Ở trường hợp này không thể yêu cầu họ trả nợ bởi ban đầu họ không được thành lập theo bất kỳ thỏa thuận quốc tế hợp pháp nào.
Theo ước tính của các chuyên gia độc lập, Nga phải trả khoản nợ nước ngoài khoảng 140 tỷ USD tính đến cuối năm 2015, nguyên nhân chính khiến đồng rúp suy yếu.
Thực chất của vấn đề này như thế nào?
Việt Nam nợ Liên Xô và sau này Nga kế thừa khoản cho vay đó, khoản nợ này là Việt Nam nợ bằng đồng RUB, chứ không phải nợ bằng đồng USD.
Trong khoảng thời gian 1960 - 1970, thì tỷ giá RUB/USD là 0,9 RUB ăn 1 USD. Và tỷ giá này là hoàn toàn do Nhà nước Liên Xô quy định chứ không phải tỷ giá dựa theo cung tiền trên thị trường ngoại hối. Liên Xô là nền kinh tế đóng, hầu như không có giao dịch ngoại thương với các nền kinh tế Âu - Mỹ, do vậy tỷ giá RUB/USD (0,9/1) này hoàn toàn vô nghĩa, bởi người Liên Xô không có nhu cầu mua USD, và Âu - Mỹ cũng không có nhu cầu mua RUB.
Khoản nợ 11 tỷ USD mà Việt Nam nợ Nga đó thực chất là khoản nợ RUB được quy đổi thành USD theo tỷ giá từ thời Nhà nước Liên Xô quy định. Thực chất Việt Nam nợ Nga chỉ khoảng 9,9 tỷ RUB.
Đến năm 2001, Nga đòi Việt Nam trả nợ (khoản nợ bằng đồng RUB Liên Xô). Giấy tờ ghi nợ thì rõ ràng là Việt Nam chỉ nợ Nga 9,9 tỷ RUB. Bây giờ Nga thích Việt Nam trả bằng RUB hay trả bằng USD? Cho Nga chọn.
Nếu trả bằng RUB thì Việt Nam sẽ trả cho Nga 9,9 tỷ RUB. Còn nếu trả bằng USD thì Việt Nam sẽ quy đổi 9,9 tỷ RUB này ra USD.
Đến đây mới xuất hiện vấn đề tỷ giá RUB/USD nào sẽ được dùng để quy đổi? Vì lúc này (năm 2001) tỷ giá RUB/USD đã là 29 RUB ăn 1 USD. Vậy nếu phải trả bằng USD thì Việt Nam chỉ cần phải trả 341 triệu USD (tương đương 9,9 tỷ RUB) mà thôi.
Nhưng Nga không muốn vậy, Nga muốn Việt Nam phải trả bằng USD nhưng quy đổi theo tỷ giá RUB/USD thời Nhà nước Liên Xô quy định, mà tỷ giá này thì hoàn toàn vô nghĩa trong thị trường ngoại hối.
Việt Nam hoàn toàn có thể khước từ Nga, chỉ trả 9,9 tỷ RUB hoặc trả 341 triệu USD, hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp quốc tế. Nhưng nếu Việt Nam làm như thế thì cũng hơi cạn tàu ráo máng.
Do vậy, để đẹp lòng cả hai bên, thì đành áp theo tỷ giá RUB/USD thời Nhà nước Liên Xô quy định (0,9 RUB ăn 1 USD), quy ra thành nợ 11 tỷ USD, nhưng Nga phải xóa 85% nợ, Việt Nam chỉ phải trả 1,65 tỷ USD.
Đây chính là bản chất của vấn đề nước Nga nợ ngập đầu, phải gán cả quốc bảo xe tăng T-80, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cho Hàn Quốc để trừ nợ, nhưng “hào phóng” xóa nợ cả “trăm tỷ USD” cho các nước từng vay nợ Liên Xô.
Chả có ai hào phóng đến mức đấy cả. Nga khôn đấy, nhưng Việt Nam cũng đâu có ngu.
Tác giả: Mao Nhuận Chi