Cà Chớn
中国
ĐẦU TƯ
Xu hướng
Thương vụ
Kinh tế xanh
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam chỉ phụ thuộc vào các hình thức ưu đãi dựa trên thu nhập (miễn, giảm thuế); ưu đã về tiền thuê đất, hầu như chưa có các hình thức ưu đãi dựa trên chi phí. Do đó, đang giảm dần cạnh trong trong thu hút đầu tư và chưa khuyến khích các hoạt động đầu tư lâu dài.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam chưa phù hợp với yêu cầu trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, đặc biệt với việc ra đời của chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu.
Ngoài ra theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, pháp luật về ngân sách của Việt Nam cũng chưa có quy định về chi ngân sách cho các hình thức hỗ trợ đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư nên chính sách trên chưa áp dụng được trên thực tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra rằng những điều này dẫn đến thời gian vừa qua có nhiều tập đoàn lớn đến khảo sát, nghiên cứu đầu tư tại Việt Nam, nhưng do pháp luật chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước nên họ đã chuyển sang quốc gia khác.
Những ví dụ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra như LG Chemical đề xuất dự án sản xuất pin với đề nghị Việt Nam hỗ trợ 30% chi phí sản xuất (tiền mặt), sau đó chuyển sang Indonesia; Intel đề xuất dự án sản xuất chip vốn đầu tư 3,3 tỷ USD, đề xuất Việt Nam hỗ trợ 15% tiền mặt, sau đó chuyển sang Ba Lan; Tập đoàn bán dẫn AT&S của Áo đã khảo sát, dự kiến đầu tư, nhưng Việt Nam không đáp ứng được về hỗ trợ theo chi phí và lao động công nghệ cao có sẵn, nên đã chuyển sang Malaysia.
Intel đề xuất dự án sản xuất chip vốn đầu tư 3,3 tỷ USD tại Việt Nam, nhưng sau đó chuyển sang Ba Lan. (Ảnh minh hoạ)
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết việc mở rộng đầu tư của một số dự án công nghệ cao có quy mô lớn cũng có dấu hiệu chững lại để chờ phản ứng chính sách của Việt Nam. Thời gian qua, một số tập đoàn lớn đã có trao đổi chính thức về việc tạm dừng kế hoạch đầu tư mới, mở rộng tại Việt Nam nếu Chính phủ không có chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp khi áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu.
Xu hướng
Thương vụ
Kinh tế xanh
'Làn sóng' chuyển hướng đầu tư khỏi Việt Nam của những tập đoàn toàn cầu?
Ngọc Lưu - 05/07/2024 11:11 (GMT+7)(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thời gian qua có nhiều tập đoàn lớn đến khảo sát, nghiên cứu đầu tư tại Việt Nam, nhưng do pháp luật chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước nên họ đã chuyển sang quốc gia khác.
Nội dung này được nêu trong báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ.Đến Việt Nam 'thả thính', nhưng đầu tư ở nơi khác
Trong báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam về cơ bản đã bám sát tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và liên tục được hoàn thiện trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam chưa tương thích với bối cảnh mới.Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam chỉ phụ thuộc vào các hình thức ưu đãi dựa trên thu nhập (miễn, giảm thuế); ưu đã về tiền thuê đất, hầu như chưa có các hình thức ưu đãi dựa trên chi phí. Do đó, đang giảm dần cạnh trong trong thu hút đầu tư và chưa khuyến khích các hoạt động đầu tư lâu dài.
Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam chưa phù hợp với yêu cầu trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, đặc biệt với việc ra đời của chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu.
Ngoài ra theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, pháp luật về ngân sách của Việt Nam cũng chưa có quy định về chi ngân sách cho các hình thức hỗ trợ đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư nên chính sách trên chưa áp dụng được trên thực tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra rằng những điều này dẫn đến thời gian vừa qua có nhiều tập đoàn lớn đến khảo sát, nghiên cứu đầu tư tại Việt Nam, nhưng do pháp luật chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước nên họ đã chuyển sang quốc gia khác.
Những ví dụ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra như LG Chemical đề xuất dự án sản xuất pin với đề nghị Việt Nam hỗ trợ 30% chi phí sản xuất (tiền mặt), sau đó chuyển sang Indonesia; Intel đề xuất dự án sản xuất chip vốn đầu tư 3,3 tỷ USD, đề xuất Việt Nam hỗ trợ 15% tiền mặt, sau đó chuyển sang Ba Lan; Tập đoàn bán dẫn AT&S của Áo đã khảo sát, dự kiến đầu tư, nhưng Việt Nam không đáp ứng được về hỗ trợ theo chi phí và lao động công nghệ cao có sẵn, nên đã chuyển sang Malaysia.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết việc mở rộng đầu tư của một số dự án công nghệ cao có quy mô lớn cũng có dấu hiệu chững lại để chờ phản ứng chính sách của Việt Nam. Thời gian qua, một số tập đoàn lớn đã có trao đổi chính thức về việc tạm dừng kế hoạch đầu tư mới, mở rộng tại Việt Nam nếu Chính phủ không có chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp khi áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu.
Nỗi lo chuyển hướng đầu tư khỏi Việt Nam của những tập đoàn toàn cầu?
(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thời gian qua có nhiều tập đoàn lớn đến khảo sát, nghiên cứu đầu tư tại Việt Nam, nhưng do pháp luật chưa có quy định cụ thể về hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước nên họ đã chuyển sang quốc gia khác.
vietnamfinance.vn