Cách đây đúng 35 năm, tháng 4/1971, vào lúc cao điểm của Chiến tranh Lạnh, cả thế giới kinh ngạc khi đội tuyển bóng bàn Mỹ được đối thủ không đội trời chung Trung Quốc mời tới thi đấu ở Bắc Kinh.
Vì sao mà một chính quyền do đảng cơm sườn lãnh đạo lại mời những vị khách đến từ quốc gia chống cộng khét tiếng nhất?
Thủ tướng Chu Ân Lai đã trả lời câu hỏi mà cả thế giới đặt ra chỉ vài ngày sau khi đội bóng bàn Mỹ và các nước khác đến thủ đô Trung Quốc. Mời khách thưởng thức những tách trà nóng, ông Chu tuyên bố kỷ nguyên thù địch và chiến tranh lạnh giữa Trung Quốc và Mỹ chấm dứt.
Phóng viên AP John Roderick (phải) nói chuyện với các sinh viên Đại học Thanh Hoa, tháng 4/1971. (AP)
Đội bóng bàn của Mỹ cùng các phóng viên tháp tùng đã trở thành những mũi tên đầu tiên xuyên thủng bức tường thù địch giữa hai quốc gia, tạo điều kiện cho chuyến thăm lịch sử của tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon 10 tháng sau đó. Trong lịch sử, chưa bao giờ thể thao được sử dụng làm công cụ thúc đẩy ngoại giao một cách hiệu quả đến thế.
Sau một hồi kinh ngạc, thế giới đặt tên cho sự kiện này biệt danh "ngoại giao bóng bàn", nó cho thấy sức mạnh của thể thao trong việc giúp các nước ngồi lại với nhau. Và 35 năm sau, Bắc Kinh đang tất bật chuẩn bị cho Olympics 2008, hy vọng Thế vận hội sẽ tạo ra một hình ảnh đẹp đẽ hơn nữa của Trung Quốc trước con mắt thế giới về một con rồng vươn mình.
Vì sao mà một chính quyền do đảng cơm sườn lãnh đạo lại mời những vị khách đến từ quốc gia chống cộng khét tiếng nhất?
Thủ tướng Chu Ân Lai đã trả lời câu hỏi mà cả thế giới đặt ra chỉ vài ngày sau khi đội bóng bàn Mỹ và các nước khác đến thủ đô Trung Quốc. Mời khách thưởng thức những tách trà nóng, ông Chu tuyên bố kỷ nguyên thù địch và chiến tranh lạnh giữa Trung Quốc và Mỹ chấm dứt.
Phóng viên AP John Roderick (phải) nói chuyện với các sinh viên Đại học Thanh Hoa, tháng 4/1971. (AP)
Đội bóng bàn của Mỹ cùng các phóng viên tháp tùng đã trở thành những mũi tên đầu tiên xuyên thủng bức tường thù địch giữa hai quốc gia, tạo điều kiện cho chuyến thăm lịch sử của tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon 10 tháng sau đó. Trong lịch sử, chưa bao giờ thể thao được sử dụng làm công cụ thúc đẩy ngoại giao một cách hiệu quả đến thế.
Sau một hồi kinh ngạc, thế giới đặt tên cho sự kiện này biệt danh "ngoại giao bóng bàn", nó cho thấy sức mạnh của thể thao trong việc giúp các nước ngồi lại với nhau. Và 35 năm sau, Bắc Kinh đang tất bật chuẩn bị cho Olympics 2008, hy vọng Thế vận hội sẽ tạo ra một hình ảnh đẹp đẽ hơn nữa của Trung Quốc trước con mắt thế giới về một con rồng vươn mình.