• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Doanh nhân Việt kiều được xin lỗi sau 33 năm bị bắt oan 2 lần

Tibet

Yếu sinh lý
Viện Kiểm sát nhân dân 2 tỉnh An Giang, Long An thực hiện xin lỗi và cải chính công khai đối với doanh nhân Việt kiều sau 33 năm bị bắt oan 2 lần.
Ngày 28.5, tại trụ sở UBND phường Vĩnh Mỹ (TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) nơi ông Lâm Hồng Sơn (68 tuổi) đang sinh sống, đại diện lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân 2 tỉnh An Giang, Long An tổ chức buổi xin lỗi và cải chính công khai theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Tại buổi làm việc, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang khẳng định việc ông Sơn 2 lần đi tù vào năm 1990 và 1991 là sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh An Giang. Theo đại diện Viện Kiểm sát, bên cạnh yếu tố chủ quan, cũng có yếu tố khách quan là do Luật Tố tụng Hình sự năm 1988 chưa thật chặt chẽ.
Đại diện Viện Kiểm sát 2 tỉnh An Giang, Long An thực hiện xin lỗi và cải chính công khai đối với ông Lâm Hồng Sơn, doanh nhân Việt kiều Mỹ sau 33 năm bị bắt oan 2 lần. Ảnh: Tháp Mười
Đại diện Viện Kiểm sát 2 tỉnh An Giang, Long An thực hiện xin lỗi và cải chính công khai đối với ông Lâm Hồng Sơn, doanh nhân Việt kiều Mỹ sau 33 năm bị bắt oan 2 lần. Ảnh: Tháp Mười
Sau khi thẳng thắn nhìn nhận thiếu sót và bày tỏ thiện chí nghiêm túc rút kinh nghiệm, đại diện các cơ quan tố tụng mong muốn những lời xin lỗi công khai hôm nay để góp phần nào xoa dịu nỗi đau khó có gì bù đắp được mà ông Sơn đã chịu đựng một phần ba thế kỷ qua.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 4.1988, ông Sơn với tư cách là doanh nhân Việt kiều Mỹ ký hợp đồng với Ban chỉ huy Cảnh sát An Giang mở cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Trong đó, Ban chỉ huy chịu trách nhiệm về mặt bằng và pháp lý, bằng cách giao khoán trại cải tạo cũ ở Châu Đốc cho ông Sơn xây dựng xí nghiệp.
Về phần mình, ông Sơn đầu tư 30 lượng vàng xây nhà xưởng và mua sắm thiết bị. Sau khi thành lập, ông Sơn được giao nhiệm vụ Giám đốc xí nghiệp. Hơn năm sau, lãnh đạo Ban chỉ huy dùng mặt bằng này liên doanh với đối tác đến từ Thái Lan, thành lập Công ty Ancresdo, ông Sơn tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc.
Đại diện Viện Kiểm nhân dân 2 tỉnh tặng hoa chúc mừng ông Lâm Hồng Sơn tại buổi xin lỗi và cải chính công khai. Ảnh: Tháp Mười
Đại diện Viện Kiểm nhân dân 2 tỉnh tặng hoa chúc mừng ông Lâm Hồng Sơn tại buổi xin lỗi và cải chính công khai. Ảnh: Tháp Mười
Tuy nhiên, đến năm 1990, khi đang thực hiện hợp đồng mua bán sắt giữa Ancresdo với Công ty Kinh doanh tổng hợp huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) thì Công an tỉnh An Giang phát đi thông báo khẳng định ông Sơn không phải là người của Ancresdo.
Từ thông tin này, ông Sơn bị Công an tỉnh Long An khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Trong lúc Công an tỉnh Long An đang thụ lý vụ án thì Công an tỉnh An Giang làm biên bản mượn bị can 2 ngày để làm việc; nhưng lại giam ông Sơn đến 3 tháng.
Ngay khi được Công an tỉnh An Giang bàn giao lại, Công an tỉnh Long An ra quyết định trả tự do và đình chỉ điều tra bị can vì cho rằng hành vi của ông Sơn không cấu thành tội phạm.
Đại diện Công an và Viện Kiểm sát tặng hoa, chúc mừng ông Sơn. Ảnh: Tháp Mười
Đại diện Công an và Viện Kiểm sát tặng hoa, chúc mừng ông Sơn. Ảnh: Tháp Mười
Sau khi được trả tự do, bức xúc vì tài sản đã đầu tư sản xuất thức ăn gia súc không còn nguyên vẹn, ông Sơn làm đơn kiện Công an tỉnh An Giang. Nhưng, chỉ sau 2 tuần, Tòa án thụ lý vụ án, Công an tỉnh An Giang bắt tạm giam ông Sơn với cáo buộc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đến ngày 13.11.1991, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang ra quyết định trả tự do và đình chỉ điều tra bị can đối với ông Sơn.
Suốt 33 năm qua, ông Sơn làm đơn cầu cứu nhiều nơi để kêu oan. Mãi gần đây, lời kêu cứu đó mới được Viện Kiểm sát nhân dân 2 tỉnh An Giang và Long An chấp nhận và phối hợp tổ chức phục hồi danh dự cho ông Sơn.
 

Vosan

Yếu sinh lý
Viện Kiểm sát nhân dân 2 tỉnh An Giang, Long An thực hiện xin lỗi và cải chính công khai đối với doanh nhân Việt kiều sau 33 năm bị bắt oan 2 lần.
Ngày 28.5, tại trụ sở UBND phường Vĩnh Mỹ (TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) nơi ông Lâm Hồng Sơn (68 tuổi) đang sinh sống, đại diện lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân 2 tỉnh An Giang, Long An tổ chức buổi xin lỗi và cải chính công khai theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Tại buổi làm việc, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang khẳng định việc ông Sơn 2 lần đi tù vào năm 1990 và 1991 là sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh An Giang. Theo đại diện Viện Kiểm sát, bên cạnh yếu tố chủ quan, cũng có yếu tố khách quan là do Luật Tố tụng Hình sự năm 1988 chưa thật chặt chẽ.
Đại diện Viện Kiểm sát 2 tỉnh An Giang, Long An thực hiện xin lỗi và cải chính công khai đối với ông Lâm Hồng Sơn, doanh nhân Việt kiều Mỹ sau 33 năm bị bắt oan 2 lần. Ảnh: Tháp Mười
Đại diện Viện Kiểm sát 2 tỉnh An Giang, Long An thực hiện xin lỗi và cải chính công khai đối với ông Lâm Hồng Sơn, doanh nhân Việt kiều Mỹ sau 33 năm bị bắt oan 2 lần. Ảnh: Tháp Mười
Sau khi thẳng thắn nhìn nhận thiếu sót và bày tỏ thiện chí nghiêm túc rút kinh nghiệm, đại diện các cơ quan tố tụng mong muốn những lời xin lỗi công khai hôm nay để góp phần nào xoa dịu nỗi đau khó có gì bù đắp được mà ông Sơn đã chịu đựng một phần ba thế kỷ qua.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 4.1988, ông Sơn với tư cách là doanh nhân Việt kiều Mỹ ký hợp đồng với Ban chỉ huy Cảnh sát An Giang mở cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Trong đó, Ban chỉ huy chịu trách nhiệm về mặt bằng và pháp lý, bằng cách giao khoán trại cải tạo cũ ở Châu Đốc cho ông Sơn xây dựng xí nghiệp.
Về phần mình, ông Sơn đầu tư 30 lượng vàng xây nhà xưởng và mua sắm thiết bị. Sau khi thành lập, ông Sơn được giao nhiệm vụ Giám đốc xí nghiệp. Hơn năm sau, lãnh đạo Ban chỉ huy dùng mặt bằng này liên doanh với đối tác đến từ Thái Lan, thành lập Công ty Ancresdo, ông Sơn tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc.
Đại diện Viện Kiểm nhân dân 2 tỉnh tặng hoa chúc mừng ông Lâm Hồng Sơn tại buổi xin lỗi và cải chính công khai. Ảnh: Tháp Mười
Đại diện Viện Kiểm nhân dân 2 tỉnh tặng hoa chúc mừng ông Lâm Hồng Sơn tại buổi xin lỗi và cải chính công khai. Ảnh: Tháp Mười
Tuy nhiên, đến năm 1990, khi đang thực hiện hợp đồng mua bán sắt giữa Ancresdo với Công ty Kinh doanh tổng hợp huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) thì Công an tỉnh An Giang phát đi thông báo khẳng định ông Sơn không phải là người của Ancresdo.
Từ thông tin này, ông Sơn bị Công an tỉnh Long An khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Trong lúc Công an tỉnh Long An đang thụ lý vụ án thì Công an tỉnh An Giang làm biên bản mượn bị can 2 ngày để làm việc; nhưng lại giam ông Sơn đến 3 tháng.
Ngay khi được Công an tỉnh An Giang bàn giao lại, Công an tỉnh Long An ra quyết định trả tự do và đình chỉ điều tra bị can vì cho rằng hành vi của ông Sơn không cấu thành tội phạm.
Đại diện Công an và Viện Kiểm sát tặng hoa, chúc mừng ông Sơn. Ảnh: Tháp Mười
Đại diện Công an và Viện Kiểm sát tặng hoa, chúc mừng ông Sơn. Ảnh: Tháp Mười
Sau khi được trả tự do, bức xúc vì tài sản đã đầu tư sản xuất thức ăn gia súc không còn nguyên vẹn, ông Sơn làm đơn kiện Công an tỉnh An Giang. Nhưng, chỉ sau 2 tuần, Tòa án thụ lý vụ án, Công an tỉnh An Giang bắt tạm giam ông Sơn với cáo buộc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đến ngày 13.11.1991, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang ra quyết định trả tự do và đình chỉ điều tra bị can đối với ông Sơn.
Suốt 33 năm qua, ông Sơn làm đơn cầu cứu nhiều nơi để kêu oan. Mãi gần đây, lời kêu cứu đó mới được Viện Kiểm sát nhân dân 2 tỉnh An Giang và Long An chấp nhận và phối hợp tổ chức phục hồi danh dự cho ông Sơn.
Đòi đem kinh tế thị trường về làm ăn ở dịnh hướng XHCN là dở rồi
 
Bên trên