• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Kiến thức Ấn Độ gây thất vọng, Apple ‘quay xe’ về Trung Quốc

Cà Chớn

中国

Sau chuyến công tác của CEO Tim Cook vào tháng 3/2024, Apple tiếp tục cử một đại diện quản lý cấp cao khác sang Trung Quốc, cho thấy tầm quan trọng của thị trường cũng như động thái thay đổi về chiến lược của “nhà táo”.​


Ngày 24/7, SCMP đưa tin Giám đốc điều hành cấp cao Jeff Williams đã có chuyến thăm thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc). Tại đây, đại diện của Apple có buổi làm việc với bí thư thành phố nhằm tăng cường hợp tác về chuỗi cung ứng. Không chỉ vậy, Williams còn có mặt trong đoàn làm việc với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Đây là động thái đáng chú ý, khi trước đó, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang tìm cách chuyển dịch chuỗi cung ứng khỏi đại lục, sang những quốc gia khác như Ấn Độ và Việt Nam.

Ấn Độ gây thất vọng
Những năm gần đây, Ấn Độ được lựa chọn là một trong những địa điểm chiến lược để Apple đa dạng hoá chuỗi cung ứng, giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình xoay trục sản xuất này đã gặp phải nhiều thách thức, thể hiện ở ngay các dòng iPhone 15 - mẫu điện thoại đầu tiên được lắp ráp ngoài đại lục.

Cơ sở Foxconn ở Sriperumbudur, Ấn Độ bắt đầu lắp ráp iPhone 15 series vào tháng 8/2023. Mặc dù nhà máy này đáp ứng được yêu cầu về thời gian giao hàng, khi chỉ khác biệt “vài tuần” để đưa các thiết bị ra thị trường toàn cầu. Song, quá trình sản xuất tại đây có nhiều vấn đề phát sinh.

Chẳng hạn như việc phụ thuộc nặng nề vào phụ tùng từ Trung Quốc, tỷ lệ sản lượng thấp (chỉ khoảng 50%) cũng như vấn đề vi khuẩn E.coli ở mức cao, đã làm tổn hại đến những lô xuất khẩu sang châu Âu và Trung Quốc, từ đó tác động tiêu cực đến doanh số.


Apple chưa thể giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Các vấn đề về kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Ấn Độ nghiêm trọng tới mức khiến “nhà táo” phải liên tiếp giảm giá và đích thân CEO Tim Cook phải sang Trung Quốc để điều chỉnh lại chuỗi sản xuất.

Việc Foxconn Thâm Quyến tăng cường tuyển dụng công nhân, cùng với các thoả thuận đối tác với BYD và Luxshare Precision nhằm đảm bảo ổn định và linh kiện tiêu chuẩn cao, cho thấy Apple sẽ đưa một phần công suất sản xuất iPhone 16 trở lại đại lục.

Trung Quốc vẫn là “chủ lực”

Trước chuyến thăm của Williams, công ty trụ sở Cupertino, California công bố kế hoạch mở một phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng mới tại Thâm Quyến trong năm nay. Theo công ty, phòng thí nghiệm Thâm Quyến dự kiến sẽ thúc đẩy năng lực thử nghiệm và nghiên cứu của Apple trong việc phát triển các sản phẩm quan trọng như iPhone, iPad và Apple Vision Pro, với sự hợp tác sâu hơn với các nhà cung cấp địa phương.

Apple cũng đã đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu và phát triển khác tại quốc gia này. Công ty đã thành lập các trung tâm R&D tại Thượng Hải, Tô Châu, Bắc Kinh và Thâm Quyến. Vào tháng 3, Apple cho biết, đến nay họ đã đầu tư 1 tỷ NDT (137,5 triệu đô la Mỹ) vào phòng nghiên cứu ứng dụng tại Thượng Hải.

Sự sẵn sàng của các phòng nghiên cứu có vai trò quan trọng, khi iPhone 16 series dự kiến sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay.
 

Cà Chớn

中国
Chủ thớt

Vỏ iPhone sản xuất tại Ấn Độ kém chất lượng​


Chỉ 50% số vỏ iPhone sản xuất tại Ấn Độ được cho là đạt tiêu chuẩn, khiến kế hoạch mở rộng sản xuất của Apple gặp khó khăn.

Theo Financial Times, nhà máy Tata ở thành phố Hosur bắt đầu sản xuất thử nghiệm vỏ iPhone. Tuy nhiên, trung bình cứ hai sản phẩm được đưa ra khỏi dây chuyền, chỉ có một đủ điều kiện để chuyển đến lắp ráp tại Foxconn. Tỷ lệ thất bại 50% được đánh giá đặc biệt cao trong hoạt động sản xuất, đi ngược mục tiêu về môi trường sản xuất không lỗi của Apple.

iPhone 14 khi được tháo rời ra. Ảnh: iFixit

iPhone 14 khi được tháo rời ra. Ảnh: iFixit

Một số cựu kỹ sư của Apple cho biết các nhà cung cấp linh kiện iPhone ở Trung Quốc thường nỗ lực để có được đơn đặt hàng từ Apple. Họ hoàn thành trước thời hạn hàng tuần với tốc độ "khó tin". Còn tại Ấn Độ, việc sản xuất không tạo cảm giác cấp bách vậy.

Apple bắt đầu lắp ráp các mẫu ‌iPhone‌ cấp thấp, như iPhone SE, ở Ấn Độ từ 2017. Tuy nhiên từ năm ngoái, một số model iPhone 14 đã được sản xuất tại đây song song với Trung Quốc. Hãng cũng lên kế hoạch dài hạn nhằm cải thiện trình độ sản xuất của quốc gia đông dân thứ hai thế giới khi điều các nhà thiết kế và kỹ sư từ Mỹ đến để đào tạo người dân địa phương.

"Apple sẽ vẫn phụ thuộc vào sản xuất ở Trung Quốc. Những gì họ đang cố gắng làm là đa dạng chuỗi cung ứng, để khi tương lai nếu có điều gì không ổn, họ lập tức có lựa chọn thay thế", Willy Shih, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, nhận định trên CNN.

Tata cũng được cho là đang có tham vọng trở thành nhà cung cấp toàn diện cho Apple. Công ty hiện đàm phán để tiếp quản nhà máy lắp ráp iPhone của Wistron tại Karnataka.

"Ấn Độ là thị trường cực kỳ thú vị và là trọng tâm sắp tới với chúng tôi", CEO Apple Tim Cook nói trong buổi báo cáo tài chính đầu tháng 2. "Với hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ, chúng tôi đã lập kỷ lục doanh thu hàng quý và tăng trưởng hai con số mạnh qua từng năm"
 

Ntp99

Yếu sinh lý
Trời ơi thằng Mỹ Đế khốn nạn quá. Bóc lột Ấn chán chê giờ quay sang bóc lột Trung.
Trung ghét Mỹ thế sao không cấm vận chết mẹ nó đi nhỉ, khối Brics chiếm quá nửa dân số TG cơ mà.
 
Bên trên