Historier
Tao là gay
mục đích mày trích dẫn 2 đoạn này là gì thế..mày đang đồng ý với tao là cả 2 ae Vũ - Bang đều khát máu bất nhân như nhau - dưới góc độ đạo đức đúng không..
vậy mà thằng đăng bài kia nó lại đặt tiêu đề "Khi nhân đức không thắng được hung tàn" và khi đọc đoạn trích của mày tao lại càng khẳng định nhận định trên của tao là đúng. Vì thằng viết nó đang cố Think out of box hay Critical thinking khi chỉ ra rằng Lưu Bang cũng hung bạo như Hạng Vũ.. Vậy điều đó chỉ chứng minh Vũ - Bang đều cẩu huyết như nhau.. Vậy thì cái tiêu đề kia nó đặt như vậy là sao?? mày cắt nghĩa giúp tao phát..
vậy mà thằng đăng bài kia nó lại đặt tiêu đề "Khi nhân đức không thắng được hung tàn" và khi đọc đoạn trích của mày tao lại càng khẳng định nhận định trên của tao là đúng. Vì thằng viết nó đang cố Think out of box hay Critical thinking khi chỉ ra rằng Lưu Bang cũng hung bạo như Hạng Vũ.. Vậy điều đó chỉ chứng minh Vũ - Bang đều cẩu huyết như nhau.. Vậy thì cái tiêu đề kia nó đặt như vậy là sao?? mày cắt nghĩa giúp tao phát..
Móa lịch sử mà nhìn như mầy thì thành - history talkative - kể lể lịch sử
Đây tao cho mầy 1 đoạn trích từ Sử Ký Tư Mã Thiên :
Người ta nói Hạng Vũ tàn bạo khi chôn sống quân Tần, nhưng thực ra thì Lưu Bang cũng chẳng kém là bao. Thời còn cộng tác cùng Hạng Vũ, 2 “anh em” đã cùng nhau “làm cỏ” quân dân ở Thành Dương. Đến khi Lưu Bang tiến binh đánh nhà Tần “bạo ngược”, ông cũng “làm cỏ” dân thành Dĩnh Dương. Qua những chuyện kể trên, có thể nói Cao Tổ là người nhân đức, độ lượng được chăng?
Hay như đoạn Tu Mã Ý bàn :
Mặc dù tiểu thuyết Hán Sở tranh hùng hư cấu hình tượng Hạng Vũ và Lưu Bang vô cùng xa so với sự thật, nhưng tác phẩm vẫn đúng ở một điểm đó là Hạng Vũ và Lưu Bang là 2 người có nhân cách đối lập với nhau. Nếu như Lưu Bang ngạo mạn, vô lễ, tàn nhẫn với công thần thì Hạng Vũ lại là người nhân từ, khiêm cung, chan hòa với kẻ dưới, yêu sĩ tốt và thương dân.
Rất hiếm thấy có nhân vật nào bước lên vũ đài lịch sử giai đoạn đó mà thấu hiểu được cái khổ của nhân dân, binh lính như Hạng Vũ. Sử ký – Hạng Vũ bản kỷ chép khi còn làm phó tướng cho Tống Nghĩa đem quân đi cứu Triệu, thấy Nghĩa dùng dằng không tiến quân, chỉ ngồi yên xem Tần – Triệu đánh nhau để làm ngư ông đắc lợi, Hạng Vũ nghĩ thầm “Đáng lý phải cố sức đánh Tần, thế mà lại cứ dằng dai mãi không chịu đi. Nay năm đói, dân nghèo, sĩ tốt ăn rau ăn khoai, quân không có lương thực sẵn sàng. Thế mà cứ uống rượu, hội họp linh đình, không đem binh vượt Hoàng Hà để dùng lương thực nước Triệu, cùng Triệu chung sức đánh Tần. Lại còn (định) “lợi dụng khi nó kiệt quệ”! Một nước mạnh như nước Tần, đánh nước Triệu là nước mới thành lập, thì nhất định là lấy đứt rồi! Nước Triệu mất, Tần lại càng mạnh, chứ có mong gì nó kiệt quệ mà lợi dụng kia chứ? Vả chăng, quân ta vừa bị tan tác, vua ngồi không yên chiếu, vét tất cả binh lính, lương thực trong nước, giao cho một mình tướng quân, nước nhà yên hay nguy là ở trận này. Nay không thương xót sĩ tốt, lại mưu đồ việc riêng, thật không phải hạng bầy tôi trung thành với nước”[⁵]. Vì thế mà Hạng Vũ giết Tống Nghĩa, giành quyền thượng tướng rồi nhanh chóng đem binh vượt sông “phá phủ trầm châu”, đại phá quân Tần. Suy nghĩ và hành động này thể hiện Hạng Vũ là người dũng mãnh, mưu trí và yêu sĩ tốt.
Sau này khi đã làm Bá chư hầu, Hạng Vũ khi đi đánh trận vẫn “thân hành mang ván mang chày để làm gương cho binh sĩ”. Chẳng thế mà quân Sở “ai cũng đủ sức một người chống lại mười người, tiếng reo hò của quân Sở vang trời, quân chư hầu không ai không run sợ”[⁶]. Đến tận lúc Hạng vương thế cùng ở Cai Hạ, ta vẫn thấy thân binh của ông cùng lâm trận mà không hề run sợ, chứng tỏ bình sinh Hạng vương rất gần gũi với kẻ dưới, được quân sĩ tin yêu. Việc này cũng được chính người từng bỏ Sở đầu Hán là Hàn Tín thừa nhận: “Hạng Vương tiếp người thì cung kính, thương yêu, nói năng dịu dàng; người ta đau ốm thì chảy nước mắt khóc, cùng chia thức ăn, thức uống”[⁷].
Về tấm lòng với nhân dân, Hạng Vũ cũng hơn hẳn so với Lưu Bang. Sau này khi “Quân Sở và quân Hán giằng co nhau, chưa ai thắng ai, trai tráng khổ sở vì phải đi lính, người già yếu mệt nhọc vì lo vận tải lương thực, Hạng Vương nói với Hán Vương:
– Mấy năm nay, thiên hạ xao xuyến khốn khổ, chỉ vì hai chúng ta.
Hạng Vương muốn cùng Hán Vương khiêu chiến, quyết một phen sống mái, không nên làm khổ nhân dân thiên hạ nữa.”[⁸]
Việc khiêu chiến có thể chỉ là kế khích tướng của Hạng Vương khi quân Hán thủ vững không ra đánh, nhưng chi tiết nghĩ cho cái khổ nhân dân thể hiện Hạng Vũ là người có lòng nhân. Những chi tiết như vậy rất hiếm để thấy ở một nhân vật nào khác trên vũ đài chính trị ngoài Hạng Vũ, và tuyệt không hề thấy có ở Lưu Bang trong Sử Ký