• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Tại sao những cha già lập quốc Hoa Kỳ lại không muốn độc tài quyền lực - từ đâu mà những năm 17xx họ đã có những tư tưởng tiến bộ, vượt thời đại đến v

one more thing

Tao là gay
Vì sao chiếc ghế Tổng Thống không được quyết định bằng thể thức phổ thông bầu phiếu, nghĩa là đa số thắng thiểu số? Câu trả lời rất đơn giản là, ngay từ đầu, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã hoàn toàn không có ý định tạo ra một nền dân chủ dựa trên nền tảng thuần tuý của nguyên tắc đa số thắng thiểu số. Sau khi nghiên cứu lịch sử thế giới một cách cẩn thận và tỉ mỉ, họ đã học được điều mà, ngày nay, hầu hết mọi người đã quên hoặc chưa bao giờ được học. Đó là, một nền dân chủ chỉ thuần túy dựa trên nguyên tắc đa số thắng thiểu số, lấy thịt đè người là một nền dân chủ bất công và không bao giờ là nền dân chủ thực sự. Trong một nền dân chủ thuần túy dựa trên sức mạnh của đại đa số thì các nhóm thuộc đại đa số sẽ có thể dễ dàng áp đặt sự chuyên chế của mình lên phần còn lại của đất nước. Nó sẽ tạo ra một xã hội trong đó các nhóm đa số sẽ lấn lướt, áp đặt, và hiếp đáp các nhóm thiểu số; các bang lớn, đông dân sẽ lấn áp và chà đạp quyền lợi của các bang nhỏ.

Nền dân chủ dựa trên sức mạnh của đại đa số được ví như khi hai con sói và một con cừu ngồi lại với nhau để đưa ra quyết định “dân chủ” về món ăn cho bữa tối. Dĩ nhiên con cừu sẽ luôn là món ăn cho bữa tối và cả bữa trưa ngày hôm sau. Con cừu, với thân phận thế cô, sức yếu sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được trong một xã hội mà đại đa số là sói. Tượng tự, trong một xã hội mà đại đa số là phụ nữ, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, đàn ông luôn luôn sẽ là người rửa chén sau bữa ăn. Trong một xã hội mà bần cố nông nhiều hơn thành phần trí thức, tiểu tư sản, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, bần cố nông sẽ luôn cai trị những người trí thức. Dân chủ theo kiểu đa số thắng thiểu số này sẽ rất nguy hiểm cho đất nước, là phản dân chủ, và là án tù chung thân cho số ít. Đây là nền “dân chủ” mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn tránh bằng mọi giá.

Thấy được sự nguy hiểm của nguyên tắc “lấy thịt đè người”, dùng sức mạnh của số đông để đàn áp, thống trị số ít này, các nhà lập quốc của Hoa Kỳ đã phải ngồi lại với nhau ròng rã nhiều tháng để tìm ra một phương pháp nhằm giảm thiểu sức mạnh toàn trị của số đông trên mảnh đất Hoa Kỳ. Và cuối cùng, họ đã nghĩ ra một hệ thống bầu cử Tổng Thống có tên là Electoral College, tức Cử Tri Đoàn.
 

Jerk-off

Yếu sinh lý
Vì sao chiếc ghế Tổng Thống không được quyết định bằng thể thức phổ thông bầu phiếu, nghĩa là đa số thắng thiểu số? Câu trả lời rất đơn giản là, ngay từ đầu, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã hoàn toàn không có ý định tạo ra một nền dân chủ dựa trên nền tảng thuần tuý của nguyên tắc đa số thắng thiểu số. Sau khi nghiên cứu lịch sử thế giới một cách cẩn thận và tỉ mỉ, họ đã học được điều mà, ngày nay, hầu hết mọi người đã quên hoặc chưa bao giờ được học. Đó là, một nền dân chủ chỉ thuần túy dựa trên nguyên tắc đa số thắng thiểu số, lấy thịt đè người là một nền dân chủ bất công và không bao giờ là nền dân chủ thực sự. Trong một nền dân chủ thuần túy dựa trên sức mạnh của đại đa số thì các nhóm thuộc đại đa số sẽ có thể dễ dàng áp đặt sự chuyên chế của mình lên phần còn lại của đất nước. Nó sẽ tạo ra một xã hội trong đó các nhóm đa số sẽ lấn lướt, áp đặt, và hiếp đáp các nhóm thiểu số; các bang lớn, đông dân sẽ lấn áp và chà đạp quyền lợi của các bang nhỏ.

Nền dân chủ dựa trên sức mạnh của đại đa số được ví như khi hai con sói và một con cừu ngồi lại với nhau để đưa ra quyết định “dân chủ” về món ăn cho bữa tối. Dĩ nhiên con cừu sẽ luôn là món ăn cho bữa tối và cả bữa trưa ngày hôm sau. Con cừu, với thân phận thế cô, sức yếu sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được trong một xã hội mà đại đa số là sói. Tượng tự, trong một xã hội mà đại đa số là phụ nữ, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, đàn ông luôn luôn sẽ là người rửa chén sau bữa ăn. Trong một xã hội mà bần cố nông nhiều hơn thành phần trí thức, tiểu tư sản, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, bần cố nông sẽ luôn cai trị những người trí thức. Dân chủ theo kiểu đa số thắng thiểu số này sẽ rất nguy hiểm cho đất nước, là phản dân chủ, và là án tù chung thân cho số ít. Đây là nền “dân chủ” mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn tránh bằng mọi giá.

Thấy được sự nguy hiểm của nguyên tắc “lấy thịt đè người”, dùng sức mạnh của số đông để đàn áp, thống trị số ít này, các nhà lập quốc của Hoa Kỳ đã phải ngồi lại với nhau ròng rã nhiều tháng để tìm ra một phương pháp nhằm giảm thiểu sức mạnh toàn trị của số đông trên mảnh đất Hoa Kỳ. Và cuối cùng, họ đã nghĩ ra một hệ thống bầu cử Tổng Thống có tên là Electoral College, tức Cử Tri Đoàn.
Great, nữa đi mậy
 

phương trượng

Yếu sinh lý
Rồi sao nữa mậy. Lá phiếu đại cử tri đó khác mẹ với hình thức phổ thông đầu phiếu như nào
 

one more thing

Tao là gay
Chủ thớt
Rồi sao nữa mậy. Lá phiếu đại cử tri đó khác mẹ với hình thức phổ thông đầu phiếu như nào

Cử Tri Đoàn được sáng lập để ngăn ngừa và giảm thiểu sự lấn áp của số đông đối với số ít, để đảm bảo quyền lợi cho các bang có số dân nhỏ, để đảm bảo tiếng nói và nguyện vọng của họ cũng được xem trọng như các tiểu bang lớn.

Đó là lý do vì sao, các tiểu bang dù nhỏ hay lớn đều chỉ được có hai đại diện trong Thượng Viện. Điều này đảm bảo rằng trong các cuộc bầu phiếu tại Thượng Viện tất cả các bang đều có sức mạnh như nhau vì mỗi bang đều có hai phiếu bầu. Để bù lại việc các bang lớn bị “xử ép” khi chỉ có hai đại diện tại Thượng Viện, số ghế đại diện của mỗi bang tại Hạ Viện được dựa trên dân số của mỗi bang. Như vậy, các tiểu bang lớn sẽ được nhiều ghế đại diện trong Hạ Viện hơn các tiểu bang nhỏ. Tuy có vẻ “bất công” đối với các tiểu bang nhỏ, nhưng thực sự thì lại rất công bằng bởi vì con ngựa to lớn hơn và làm việc có hiệu quả cao hơn nên dĩ nhiên phần ăn sẽ được nhiều hơn con lừa. Công bằng tuyệt đối không bao giờ tồn tại.

Theo thể thức bầu cử của Cử Tri Đoàn ngày nay, một ứng cử viên cần ít nhất 270 phiếu bầu để giành chiến thắng. Tại sao điều này lại quan trọng như vậy? Bởi vì thể thức Cử Tri Đoàn khuyến khích xây dựng liên minh và vận động bầu cử trên bình diện toàn quốc để giành được sự ủng hộ của nhiều loại cử tri khác nhau, từ nhiều vùng khác nhau của nước Mỹ. Nếu một cử tri chỉ có được sự ủng hộ của miền Nam hoặc miền Tây thì không đủ để đắc cử. Họ không thể giành được con số tối thiểu 270 phiếu đại cử tri nếu chỉ có một phần của đất nước ủng hộ họ. Do đó, đối với một ứng cử viên, mọi tiểu bang và mọi cử tri đều trở nên quan trọng như nhau.

Ngược lại, nếu chiến thắng nghĩa là chỉ cần làm sao để có đủ số phiếu phổ thông, thì một ứng cử viên chỉ cần tập trung toàn bộ nỗ lực của mình để vận động tại các thành phố lớn nhất hoặc các bang lớn nhất mà không cần phải quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, và khó khăn của các tiểu bang nhỏ.

Thể thức Cử Tri Đoàn còn có tác dụng ngăn ngừa sự gian lận và hối lộ. Thí dụ như nếu Châu Á cần bầu ra một tổng thống. Châu Á có 4,6 tỉ dân, Trung Quốc có 1,5 tỉ dân và Ấn Độ có 1,4 tỉ dân. Nếu theo thể thức Cử Tri Đoàn thì thắng được Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa đủ điểm để đắc cử. Vì vậy, các ứng cử viên phải coi trọng và quan tâm đến các nước khác. Nếu theo thể thức bầu phiếu phổ thông, thì các ứng cử viên chỉ cần tập trung vận động để dân Trung Quốc và Ấn Độ bầu cho mình vì hai nước này hợp lại đã có 3 tỉ dân. Trung Quốc và Ấn Độ có thể liên minh mua chuộc một ứng cử viên nào đó và vị ứng cử viên đó chỉ cần đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ sau khi đắc cử. Vì phiếu bầu của Việt, Miên, Lào không quan trọng và không cần thiết nên quyền lợi của các nước này cũng sẽ không được đảm bảo. Như vậy, Trung Quốc và Ấn Độ có thể thao túng toàn bộ Châu Á. Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng sông Mekong và sông Hồng theo ý của mình. Họ có thể đào kênh thuỷ lợi dẫn hết nước vào ruộng của họ, tuỳ tiện xây đập thuỷ điện và kết quả là gây hại cho các nước thấp cổ, bé miệng ở hạ nguồn như Việt, Miên, Lào. Đây chính là hệ thống dân chủ dựa trên nguyên tắc đa số thắng thiểu số, lấy thịt đè người, bang lớn chèn ép bang nhỏ mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn ngăn ngừa bằng mọi giá
 

bolobala123

Yếu sinh lý
Chúng mày có thể mua cuốn “Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào” của Nguyễn Cảnh Bình để hiểu được toàn thể quá trình làm ra bản hiến pháp này.
Cái hay của những người cha già lập quốc Hoa Kỳ khi soạn thảo hiến pháp được thể hiện ở những điểm sau:
- Họ quy tụ những tinh anh, những tinh hoa của toàn thể nước Mỹ về để cùng nhau đóng góp làm ra bản HP, trong đó đa phần là giới luật sư, chính trị, tài chính, kinh tế…
- Những người soạn thảo là những cá nhân có tư tưởng cực kỳ mới mẻ và mang tinh thần nước Mỹ rất lớn. Trong đó tao thích nhất là Alexander Halmiton (mặt ông được in trên tờ 10 USD mặc dù chưa từng làm tổng thống Mỹ)
- Họ cùng nhau mổ xẻ, phân tích các điều khoản trong HP cực kỳ chi tiết, cực kỳ trách nhiệm và bỏ phiếu thông qua từng điều khoản một (chứ không phải bỏ phiếu thông qua toàn bộ như Đông Lào).
- Cuối cùng dù đại đa số không một ai hoàn toàn hài lòng với toàn bộ bản HP (ví dụ tỷ lệ tham gia Hạ viện từng bang được tính theo số dân thay vì giống nhau gây tranh cãi rất lớn or có bỏ chế độ Nô lệ hay không) nhưng họ đều biết sẽ không có bản HP nào tốt hơn bản HP này nên vì 1 nước Mỹ hợp chủng quốc, họ chấp nhận thoả hiệp với nhau để có thể phê chuẩn bản HP.
Cuối cùng là, bản HP này đã lưu hành trên 300 năm mà không cần phải làm lại toàn bộ (trừ một số tu chính án sửa đổi) và vẫn có giá trị cho đến ngày nay. So sánh với ĐL thì đã thay đổi HP đâu đó 4 - 5 lần.

P/S: viết thêm về việc nhiệm kỳ Tổng thống. Ban đầu bản HP không nêu về nhiệm kỳ tối đa của Tổng thống nhưng dù vậy, mỗi Tổng thống chỉ làm tối đa 2 nhiệm kỳ. Cho đến khi ông Rossevelt làm 4 nhiệm kỳ thì có tu chính án sửa thành còn max 2 nhiệm kỳ). Tổng thống đầu tiên là Đại tướng George Washington được dân tin tưởng cho làm Tổng thống suốt đời nhưng ông bảo rằng sẽ còn có những người tài giỏi hơn ông lãnh đạo nước Mỹ nên ông chỉ làm 2 nhiệm kỳ rồi về.
Còn Thẩm phán TA tối cao Mỹ được phục vụ suốt đời nếu làm tốt. Cái này rất hay vì thẩm phán yên tâm làm người cầm cân nảy mực mà không sợ tư duy nhiệm kỳ, bổ nhiệm lại dẫn đến nể nang chỗ này chỗ kia.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

one more thing

Tao là gay
Chủ thớt
Chúng mày có thể mua cuốn “Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào” của Nguyễn Cảnh Bình để hiểu được toàn thể quá trình làm ra bản hiến pháp này.
Cái hay của những người cha già lập quốc Hoa Kỳ khi soạn thảo hiến pháp được thể hiện ở những điểm sau:
- Họ quy tụ những tinh anh, những tinh hoa của toàn thể nước Mỹ về làm ra bản HP, trong đó đa phần là giới luật sư, chính trị, tài chính, kinh tế…
- Những người soạn thảo là những cá nhân có tư tưởng cực kỳ mới mẻ và mang tinh thần nước Mỹ rất lớn.
- Họ cùng nhau mổ xẻ, phân tích các điều khoản trong HP cực kỳ chi tiết và bỏ phiếu thông qua từng điều khoản một.
- Mặc dù đại đa số không một ai hoàn toàn hài lòng với bản HP (ví dụ tỷ lệ tham gia Hạ viện từng bang được tính theo số dân thay vì giống nhau gây tranh cãi rất lớn) nhưng họ đều biết sẽ không có bản HP nào tốt hơn nên vì 1 nước Mỹ hợp chủng quốc, họ chấp nhận thoả hiệp để có thể phê chuẩn bản HP.
Cuối cùng là, bản HP này đã trên 300 năm mà không cần phải làm lại toàn bộ (trừ một số tu chính án sửa đổi) và vẫn có giá trị cho đến ngày nay. So sánh với ĐL thì đã thay đổi HP đâu đó 4 - 5 lần
Ko ai muốn độc tài quyền lực, mà vì lợi ích chung, ngưỡng mộ vl
 

Cà Chớn

中国
Cử Tri Đoàn được sáng lập để ngăn ngừa và giảm thiểu sự lấn áp của số đông đối với số ít, để đảm bảo quyền lợi cho các bang có số dân nhỏ, để đảm bảo tiếng nói và nguyện vọng của họ cũng được xem trọng như các tiểu bang lớn.

Đó là lý do vì sao, các tiểu bang dù nhỏ hay lớn đều chỉ được có hai đại diện trong Thượng Viện. Điều này đảm bảo rằng trong các cuộc bầu phiếu tại Thượng Viện tất cả các bang đều có sức mạnh như nhau vì mỗi bang đều có hai phiếu bầu. Để bù lại việc các bang lớn bị “xử ép” khi chỉ có hai đại diện tại Thượng Viện, số ghế đại diện của mỗi bang tại Hạ Viện được dựa trên dân số của mỗi bang. Như vậy, các tiểu bang lớn sẽ được nhiều ghế đại diện trong Hạ Viện hơn các tiểu bang nhỏ. Tuy có vẻ “bất công” đối với các tiểu bang nhỏ, nhưng thực sự thì lại rất công bằng bởi vì con ngựa to lớn hơn và làm việc có hiệu quả cao hơn nên dĩ nhiên phần ăn sẽ được nhiều hơn con lừa. Công bằng tuyệt đối không bao giờ tồn tại.

Theo thể thức bầu cử của Cử Tri Đoàn ngày nay, một ứng cử viên cần ít nhất 270 phiếu bầu để giành chiến thắng. Tại sao điều này lại quan trọng như vậy? Bởi vì thể thức Cử Tri Đoàn khuyến khích xây dựng liên minh và vận động bầu cử trên bình diện toàn quốc để giành được sự ủng hộ của nhiều loại cử tri khác nhau, từ nhiều vùng khác nhau của nước Mỹ. Nếu một cử tri chỉ có được sự ủng hộ của miền Nam hoặc miền Tây thì không đủ để đắc cử. Họ không thể giành được con số tối thiểu 270 phiếu đại cử tri nếu chỉ có một phần của đất nước ủng hộ họ. Do đó, đối với một ứng cử viên, mọi tiểu bang và mọi cử tri đều trở nên quan trọng như nhau.

Ngược lại, nếu chiến thắng nghĩa là chỉ cần làm sao để có đủ số phiếu phổ thông, thì một ứng cử viên chỉ cần tập trung toàn bộ nỗ lực của mình để vận động tại các thành phố lớn nhất hoặc các bang lớn nhất mà không cần phải quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, và khó khăn của các tiểu bang nhỏ.

Thể thức Cử Tri Đoàn còn có tác dụng ngăn ngừa sự gian lận và hối lộ. Thí dụ như nếu Châu Á cần bầu ra một tổng thống. Châu Á có 4,6 tỉ dân, Trung Quốc có 1,5 tỉ dân và Ấn Độ có 1,4 tỉ dân. Nếu theo thể thức Cử Tri Đoàn thì thắng được Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa đủ điểm để đắc cử. Vì vậy, các ứng cử viên phải coi trọng và quan tâm đến các nước khác. Nếu theo thể thức bầu phiếu phổ thông, thì các ứng cử viên chỉ cần tập trung vận động để dân Trung Quốc và Ấn Độ bầu cho mình vì hai nước này hợp lại đã có 3 tỉ dân. Trung Quốc và Ấn Độ có thể liên minh mua chuộc một ứng cử viên nào đó và vị ứng cử viên đó chỉ cần đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ sau khi đắc cử. Vì phiếu bầu của Việt, Miên, Lào không quan trọng và không cần thiết nên quyền lợi của các nước này cũng sẽ không được đảm bảo. Như vậy, Trung Quốc và Ấn Độ có thể thao túng toàn bộ Châu Á. Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng sông Mekong và sông Hồng theo ý của mình. Họ có thể đào kênh thuỷ lợi dẫn hết nước vào ruộng của họ, tuỳ tiện xây đập thuỷ điện và kết quả là gây hại cho các nước thấp cổ, bé miệng ở hạ nguồn như Việt, Miên, Lào. Đây chính là hệ thống dân chủ dựa trên nguyên tắc đa số thắng thiểu số, lấy thịt đè người, bang lớn chèn ép bang nhỏ mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn ngăn ngừa bằng mọi giá
Hay vậy sao ko sang Mỹ sống? =))
 

kuto16cm

Tao là gay
Vì sao chiếc ghế Tổng Thống không được quyết định bằng thể thức phổ thông bầu phiếu, nghĩa là đa số thắng thiểu số? Câu trả lời rất đơn giản là, ngay từ đầu, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã hoàn toàn không có ý định tạo ra một nền dân chủ dựa trên nền tảng thuần tuý của nguyên tắc đa số thắng thiểu số. Sau khi nghiên cứu lịch sử thế giới một cách cẩn thận và tỉ mỉ, họ đã học được điều mà, ngày nay, hầu hết mọi người đã quên hoặc chưa bao giờ được học. Đó là, một nền dân chủ chỉ thuần túy dựa trên nguyên tắc đa số thắng thiểu số, lấy thịt đè người là một nền dân chủ bất công và không bao giờ là nền dân chủ thực sự. Trong một nền dân chủ thuần túy dựa trên sức mạnh của đại đa số thì các nhóm thuộc đại đa số sẽ có thể dễ dàng áp đặt sự chuyên chế của mình lên phần còn lại của đất nước. Nó sẽ tạo ra một xã hội trong đó các nhóm đa số sẽ lấn lướt, áp đặt, và hiếp đáp các nhóm thiểu số; các bang lớn, đông dân sẽ lấn áp và chà đạp quyền lợi của các bang nhỏ.

Nền dân chủ dựa trên sức mạnh của đại đa số được ví như khi hai con sói và một con cừu ngồi lại với nhau để đưa ra quyết định “dân chủ” về món ăn cho bữa tối. Dĩ nhiên con cừu sẽ luôn là món ăn cho bữa tối và cả bữa trưa ngày hôm sau. Con cừu, với thân phận thế cô, sức yếu sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được trong một xã hội mà đại đa số là sói. Tượng tự, trong một xã hội mà đại đa số là phụ nữ, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, đàn ông luôn luôn sẽ là người rửa chén sau bữa ăn. Trong một xã hội mà bần cố nông nhiều hơn thành phần trí thức, tiểu tư sản, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, bần cố nông sẽ luôn cai trị những người trí thức. Dân chủ theo kiểu đa số thắng thiểu số này sẽ rất nguy hiểm cho đất nước, là phản dân chủ, và là án tù chung thân cho số ít. Đây là nền “dân chủ” mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn tránh bằng mọi giá.

Thấy được sự nguy hiểm của nguyên tắc “lấy thịt đè người”, dùng sức mạnh của số đông để đàn áp, thống trị số ít này, các nhà lập quốc của Hoa Kỳ đã phải ngồi lại với nhau ròng rã nhiều tháng để tìm ra một phương pháp nhằm giảm thiểu sức mạnh toàn trị của số đông trên mảnh đất Hoa Kỳ. Và cuối cùng, họ đã nghĩ ra một hệ thống bầu cử Tổng Thống có tên là Electoral College, tức Cử Tri Đoàn.
Vì họ không bất tử. Bất tử thì họ muốn độc tài. Còn ko bất tử thì dân chủ con cháu mình sẽ đỡ khổ hơn
 
Bên trên