Đây là viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam
Trên cơ sở các nội dung chính đã được lãnh đạo Đảng, Chính phủ và quân đội hai nước Liên Xô, Việt Nam thỏa thuận, từ năm 1965, Liên Xô đẩy mạnh viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam, trong đó chủ yếu là viện trợ quân sự.
Năm 1965, giá trị viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam là 210 triệu đô la Mỹ, chiếm 60% tổng viện trợ. Ngoài ra, Liên Xô còn có kế hoạch viện trợ bổ sung trong hai năm 1965-1966 với khối lượng vật chất khá lớn(9).
Năm 1967, là năm Liên Xô viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam, trị giá 416 triệu rúp, chủ yếu là các loại máy bay, các vũ khí phòng không, xe tăng, pháo binh, khí tài, trinh sát điện tử(10).
Trong hai năm 1966-1967, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam về trang thiết bị quân sự trị giá 500 triệu rúp (tương đương 550 triệu đô la)(11).
Năm 1968, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam 357 triệu rúp (tương đương 369,7 triệu đô la), chiếm 2/3 tổng toàn bộ viện trợ mọi mặt(12).
Theo số liệu thống kê của Việt Nam, tính chung trong 4 năm 1965-1968, khối lượng Liên Xô viện trợ là 226.969 tấn(13). Trong những năm này, Liên Xô là nước viện trợ quân sự nhiều nhất cho Việt Nam.
Các năm 1970-1971, viện trợ quân sự của Liên Xô giảm: năm 1970, giá trị viện trợ là 240 triệu rúp; năm 1971 là 89 triệu rúp. Đến giữa năm 1971, Bộ Quốc phòng Việt Nam đề nghị một danh mục viện trợ vũ khí, khí tài lớn trị giá khoảng 300 triệu rúp cho năm 1972 để đáp ứng với tình hình và nhu cầu cuộc chiến tranh. Liên Xô đã chấp thuận giá trị viện trợ khoảng 150 triệu rúp, cung cấp những vũ khí, khí tài chủ yếu cho bộ đội phòng không, không quân, hải quân. Tính chung giai đoạn 1969-1972, tổng số viện trợ của Liên Xô giành cho Việt Nam là 143.793 tấn(14). Năm 1973, Liên Xô viện trợ quân sự cho Việt Nam trị giá 210 triệu rúp.
Tính chung từ năm 1965 đến 1974, Việt Nam nhận được từ Liên Xô 2.056 xe tăng, 1.708 xe bọc thép, 7.000 súng (pháo) và súng cối, hơn 5.000 khẩu pháo cao xạ và bệ đỡ, 158 tổ hợp tên lửa, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng, 100 tàu chiến, giúp xây dựng 117 cơ sở quốc phòng gồm sân bay, căn cứ hải quân, công trình phòng thủ, trường huấn luyện...
(LLCT) - Quan hệ Việt Nam - Liên Xô (cũ) trong những năm 1945-1975 là một quan hệ đặc biệt trong thời kỳ hiện đại. Liên Xô đã công nhận, đặt qua...
lyluanchinhtri.vn
Như vậy viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam cao nhất là 1967 sau đó giảm dần
Cho đến hết 1973 là không còn bất cứ thông tin gì số vũ khí Liên Xô viện trợ nửa.