• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Tại sao Putin qua Việt nam mà không thăm tượng đài Lê Nin ở Hà Nội vậy chúng mày

ĐÈN CÙ NƯỚC NGA!



Có thể ít người biết, nhưng đó chính là lịch sử xuyên suốt đến nay và có thật đấy mọi người:



Ngay sau khi Lenin qua đời (1924). Hóa ra người thứ hai trong đảng, đồng chí Trotsky, là một kẻ phản bội. Kamenev, Zinoviev, Bukharin và Stalin lật đổ Trotsky và trục xuất khỏi Liên Xô (1927).



Nhưng sau vài năm, hóa ra Kamenev, Zinoviev và Bukharin cũng là kẻ thù và là loài sâu bọ. Sau đó đồng chí Heinrich Yagoda đã bắt họ (1936).



Ít lâu sau, Yagoda bị Yezhov bắt giữ vì làm điệp viên cho kẻ thù (1937). Nhưng sau một vài năm, hóa ra Yezhov không phải là đồng chí, mà là một kẻ phản bội tầm thường và là tay sai của kẻ thù. Và Yezhov bị Beria bắt (1938).



Sau cái chết của Stalin (năm 1953), mọi người đều nhận ra rằng Beria cũng là một kẻ phản bội. Sau đó Zhukov bắt Beria (1953).



Nhưng ngay sau đó Khrushchev biết được Zhukov là kẻ có âm mưu. Và ông đã đày Zhukov đến Ural, chết không có quyền.



Và một thời gian sau, người ta tiết lộ rằng Stalin là kẻ thù, kẻ phá hoạt và kẻ phản bội (1956). Và cùng với ông ta là hầu hết Bộ Chính trị. Sau đó, Stalin được đưa ra khỏi lăng, Bộ Chính trị và Shepilov, những người cùng hội cùng thuyền với họ, đã bị giải tán bởi các đảng viên trung thực do Khrushchev lãnh đạo (1957).



Nhiều năm trôi qua và các lãnh đạo trẻ hơn đã phát hiện: hóa ra Khrushchev là một người bốc đồng, bất hảo, phiêu lưu và kẻ thù. Sau đó Brezhnev tống cổ Khrushchev về hưu và sống ẩn dật (1964).



Sau cái chết của Brezhnev, mới thấy hóa ra ông là kẻ gây hại và là nguyên nhân của sự trì trệ (1964 - 1982).



Sau đó, có hai người nữa mà không ai đủ rảnh để nhớ ra (1982-85). Nhưng rồi một Gorbachev trẻ trung, năng động lên nắm quyền. Và hóa ra toàn bộ đảng là đảng của những kẻ tàn phá và kẻ thù, và Gorbachev đã bắt tay vào sửa chữa mọi thứ ngay lập tức.



Sau đó, Liên Xô sụp đổ (1991). Và Gorbachev hóa ra là kẻ thù và kẻ phản bội. Rồi người nông dân say rượu Yeltsin nổi dậy lãnh đạo nước Nga, khi về hưu cũng bị quy là kẻ phản bội này nọ...



Giờ đến lượt Putin mặc dù chưa bị thôi chức, chưa ngã ngủ kết quả xâm lược Ukraine như thế nào? nhưng ai cũng hiểu đến lượt ai là kẻ thù, kẻ phản bội của nước Nga rồi chứ? Chạy trời không khỏi nắng.



Lịch sử nước Nga cứ quay vòng như đèn cù vậy đấy! Chả có đế quốc Mỹ hay phương tây nào phá hoại họ cả, vòng quay ấy do chính họ gây ra...
 
Bậc thầy tự hủy diệt: Nền kinh tế Nga đang quá nóng và phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ cuộc xâm lược Ukraine không thành công. Liệu lãi suất chủ chốt 18% có đủ để ngăn chặn lạm phát tăng cao hơn nữa không? Các lệnh trừng phạt đối với Nga có hiệu quả nhưng mất nhiều thời gian hơn để mang lại kết quả so với dự đoán của nhiều người. Tuy nhiên, việc Nga tự trừng phạt thông qua các nỗ lực chiến tranh và thiệt hại do đó đối với dân số và thị trường lao động là phương tiện hiệu quả nhất để phá hoại nền kinh tế của nước này.

Bất chấp tuyên truyền, nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn. Giá thực phẩm ở Nga dự kiến sẽ tăng tới 40% vào tháng 9 và lãi suất chủ chốt đã được tăng lên 18%, so với chỉ 7,5% vào tháng 6 năm 2023. Nga đã biến thống kê thành một yếu tố chính trong cuộc chiến thông tin của mình. Mục tiêu của Moscow rất đơn giản: khẳng định rằng các lệnh trừng phạt là không hiệu quả, qua đó làm suy yếu những người coi chúng là công cụ quan trọng để ngăn chặn hoặc kiềm chế sự xâm lược của Nga đối với Ukraine. Nhiều số liệu thống kê kinh tế của Nga được phân loại và các tổ chức quốc tế dựa vào dữ liệu từ trong dự báo của họ. Ngay cả với dữ liệu của Rosstat, tăng trưởng của Nga vẫn rất thấp đối với một quốc gia đã tăng đáng kể chi tiêu công. Điều cần lưu ý là GDP danh nghĩa của Nga cao hơn vào năm 2013 so với năm 2023.

Ngay cả với dữ liệu của Rosstat, tăng trưởng của Nga vẫn rất thấp đối với một quốc gia đã tăng đáng kể chi tiêu công. Điều cần lưu ý là GDP danh nghĩa của Nga cao hơn vào năm 2013 so với năm 2023. Nga phải đối mặt với viễn cảnh ảm đạm vì nước này sẽ cần tuyển dụng hoặc huy động thêm nhân sự cho cuộc chiến, khiến tình hình thị trường lao động trở nên tồi tệ hơn và đẩy lạm phát lên cao hơn.

Nga đang dần cạn kiệt kho thiết bị thời Liên Xô, mà họ đã tân trang lại để bù đắp cho những tổn thất vượt xa năng lực sản xuất của họ. Việc tăng sản lượng và mua thiết bị từ các nguồn khác cũng sẽ tốn kém.

Putin, được sự ủng hộ của phần lớn người dân Nga, đã thành công trong việc làm suy yếu tiềm năng kinh tế và nhân khẩu học của Nga cho một cuộc chiến tranh đế quốc thất bại. Người Nga cuối cùng sẽ nhận ra điều này, nhưng có thể mất nhiều năm.
 
NGA CÀNG GIÀU…

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng vàng để thanh toán hàng hóa do những thách thức ngày càng tăng với các giao dịch ngân hàng — Reuters

Những khó khăn này đã leo thang sau khi Hoa Kỳ đe dọa trừng phạt thứ cấp. Theo thỏa thuận mới này, vàng được mua ở Nga, vận chuyển đến Hồng Kông và bán ở đó. Sau đó, số tiền thu được sẽ được gửi vào các tài khoản ngân hàng địa phương.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch này, các thực thể của Nga đã phải thuê người chuyển phát nhanh để vận chuyển tài liệu qua biên giới để có được con dấu và chữ ký cần thiết từ các chủ ngân hàng Trung Quốc…
 
Sau hơn 2 năm cuộc chiến, nhìn những gì diễn ra trên chiến trường chúng ta đều có chung nhận định rằng cuộc chiến này nếu muốn kết thúc thì quốc gia quyết định không phải là Nga, Ukraine, Châu Âu hay Trung Quốc, mà là Hoa Kỳ. Trước những lời kêu gọi được đánh sâu vào lãnh thổ Nga, Hoa Kỳ cứ mãi ỡm ờ, lo ngại "leo thang chiến tranh". Vậy thực sự thì sao? Liệu Hoa Kỳ có lo ngại xung đột trực tiếp với Nga không?

Nếu chúng ta quan sát sâu sắc hơn một chút, chúng ta thấy rằng cuộc chiến này không chỉ là một cuộc chiến xâm lược của Nga vào Ukraine, mà đây còn là CUỘC CẠNH TRANH ĐỊA CHÍNH TRỊ, VỊ THẾ SIÊU CƯỜNG TOÀN CẦU của liên minh Nga Trung và Hoa Kỳ. Vậy thì để cạnh tranh được với Mỹ, Trung Quốc cần:

Quân sự: Nga là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh

Kinh tế: Châu Âu, muốn cạnh tranh với Mỹ và với vị thế là công xưởng của, Trung Quốc cần bán được hàng hóa, và nguồn tiêu thụ lớn có khả năng thay thế Mỹ chính là Châu Âu.

Và Mỹ thừa biết điều đấy, nên đương nhiên chiến lược sâu xa của Mỹ không chỉ là đánh bại Nga mà còn là đánh bại Trung Quốc, và để đánh bại được Trung, MỸ CẦN PHẢI TÁCH ĐƯỢC CẢ NGA VÀ CHÂU ÂU RA KHỎI TRUNG QUỐC.

Đặt giả thuyết chúng ta là vị trí của Mỹ, chúng ta sẽ làm cách nào trong 2 cách sau đây nhé:

A. Viện trợ vũ khí hết mình, đến cùng, Ukraine cần gì thì Mỹ hỗ trợ nấy. Lúc đấy mặc dù Ukraine ít thiệt hại hơn, Nga thua sớm hơn nhưng tiềm năng quân sự của Nga vẫn còn, Trung Quốc lại vẫn tiếp tục gắn bó với thị trường Châu Âu để phát triển kinh tế --> Nguy cơ chiến tranh vẫn tiềm tàng trong vài năm sau.

B. Viện trợ nhỏ giọt, cầm chừng, khiến Nga không thể thắng nhưng Ukraine không thể thắng quá nhanh. Mặt khác, âm thầm giả bộ làm ngơ những động thái của TQ hỗ trợ Nga, thu hoạch đủ bằng chứng để tố cáo Trung Quốc. Sau đấy là áp lực thúc ép châu Âu phải quay lưng với Trung Quốc nếu muốn cuộc chiến đe dọa sự tồn vong của Châu Âu kết thúc sớm. Qua đấy thực hiện một lúc 4 mục tiêu: làm suy yếu Nga, giúp đỡ Ukraine, đưa Châu Âu quay lại với mình và đánh bại Trung Quốc.

Nói đến đây thì chắc mọi người cũng biết nếu ở vị trí của Mỹ thì Mỹ sẽ chọn cách nào rồi nhỉ ? Mình sẽ đưa ra 1 vài quan điểm củng cố.

Tháng 5/2024, sau khi áp thuế xe điện TQ 100%, Bộ Trưởng Tài Chính Mỹ Janet Yellen sang EU và thúc ép EU ngay lập tức đánh thuế lên xe điện TQ với lý do: Ngăn chặn hàng hóa rẻ Trung Quốc vào Châu Âu gây hại các hãng sản xuất nội địa. Đáng thắc mắc là tại sao Mỹ lại "lo giùm" châu Âu như vậy? Vì nếu không ép châu Âu đánh thuế thì nỗ lực đối đầu kinh tế với TQ sẽ KÉM HIỆU QUẢ, khi TQ vẫn còn nơi để tiêu thụ hàng hóa sản xuất.

Đáng nói hơn, bộ trưởng Tài chính Mỹ còn tuyên bố: Mỹ và EU cần phải liên kết để hành động quyết liệt hơn, không có EU thì chính sách kinh tế của Trung Quốc không có hiệu quả.

2. Italia , một thành viên của chính sách "Một vành đai, một con đường", chính sách nhằm để lôi kéo các quốc gia về dưới sự ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc. 12/2023, Ý tuyên bố rời khỏi khối này trong khi trước đấy vẫn kiên quyết gia nhập trước sự cảnh báo về kinh tế của Mỹ.

3. Tổng thống Pháp Macron tuyên bố: "Nga không thể duy trì cuộc chiến này nếu không có sự hỗ trợ của Trung Quốc". Trong khi trước đấy cả Pháp và Đức, 2 thành viên chủ chốt của EU lại có quan điểm đa phương hóa quan hệ, muốn hợp tác với Nga để nhận được tài nguyên giá rẻ, hợp tác kinh tế với TQ để mua hàng hóa giá rẻ, nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của EU vào Mỹ.
Nói đến đây chắc chúng ta đã hiểu tại sao Mỹ muốn kéo dài cuộc chiến này rồi chứ ? Ngoài những giả thuyết nghe có phần yếu đuối, nhút nhát "sợ leo thang chiến tranh", "sợ đại đế Putin", thì ở vị thế SIÊU CƯỜNG như Mỹ, muốn khôi phục và duy trì lâu dài thì đây là CƠ HỘI NGÀN NĂM CÓ MỘT RỒI NHỈ.

Vậy Mỹ muốn kéo dài cuộc chiến này đến bao giờ. Cá nhân mình không thể đoán được chính xác thời gian, Nhưng mình có thể đoán là khi Mỹ cảm thấy mối quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa EU và Trung Quốc đã có nhiều chuyển biến xấu, EU phải nhất quyết đứng về phía Mỹ, hợp tác với những chính sách đối đầu kinh tế với Trung Quốc trong tương lai sau này dù mối đe dọa từ Nga không còn nữa thì đấy sẽ là lúc Mỹ để Ukraine chiến thắng.

Mọi người có thể thấy Mỹ ác, có thể thấy Mỹ thủ đoạn vì làm vậy thì thương vong và hy sinh của Ukraine sẽ rất cao. Đúng, nhưng nếu nhìn ở góc độ tích cực: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ VÀ MÁU CỦA UKRAINE SẼ GIÚP ĐÁNH BẠI CẢ LIÊN MINH NGA TRUNG TẬN GỐC. VÀ THẾ GIỚI SẼ TIẾP TỤC VẬN HÀNH DỰA TRÊN LUẬT PHÁP, HÒA BÌNH, SẼ KHÔNG CÒN MỘT THẾ LỰC NÀO ĐỦ KHẢ NĂNG ĐE DỌA AN NINH TOÀN CẦU NỮA.

Sai một nước đi, thua một bàn cờ, và liên minh Nga Trung có thể nói đã sai cả bàn cờ này rồi. Vì không chỉ Nga đang vật lộn trên chiến trường và Trung Quốc cũng đang vật lộn với kinh tế nội địa nữa. Đầu tư giảm đến mức thấp nhất, xuất khẩu hàng hóa bị đánh thuế nên lợi nhuận thấp, dẫn đến dư thừa sản phẩm, thất nghiệp trong nước tăng cao. Lại thêm cả bong bóng BĐS và giảm phát tiêu dùng nội địa. Trung Quốc sẽ sớm phải nhận ra rằng họ không còn cơ hội nào cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chiến này đâu. Và phải nói người đóng góp vào sự thành công của Mỹ này lớn nhất đó chính là Putin
 
TRẬN ĐÁNH GIÀNH POKROVSK – NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHÍNH

(Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine, ngày 4/9/2024)

Phúc Lai GB / Phúc Lai

1. Nếu như bây giờ nhìn lại, trong 1 tháng qua quả thực trên hướng Pokrovsk bọn Ng@ tiến được cũng nhiều. Tôi đính kèm với bài này bản đồ của Deep State, theo chiều từ đông sang tây chúng tiến được từ Vesele đến gần Krutyi Yar, như vậy là khoảng 6 ki-lô-mét trong 30 ngày, như vậy trung bình mỗi ngày chúng tiến được 200 mét.
Theo các nhận xét của những nhóm phân tích quân sự quốc tế, mặt trận của cuộc chiến Ng@ - Ukraine đã tương đối ổn định, đồng thời tính chất “ác liệt” của mặt trận Kursk chỉ có trên báo chí Ng@, còn thực tế hiện nay chúng đầu hàng là chính, thì mặt trận Donetsk chiếm phần lớn tính ác liệt đó của cuộc chiến trong tháng qua. Như vậy, nếu như theo báo cáo của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, thì số “kiện hàng 200” của Ng@ hôm 31/8 là 614.950, hôm 1/8 là 579.490 thì trong tháng chúng đã tiêu tốn 35.460 sinh mạng binh lính. Nếu tạm tính nó là 30.000 thì mỗi ngày để tiến được 200 mét, chúng sử dụng 1000 “kiện hàng 200.”
Cho đến thời điểm tối ngày 3/9/2024, bọn Ng@ này vẫn ở ngoại vi của Krutyi Yar với tọa độ ( 48.230390468407535, 37.34870910644532 ), quý vị cứ copy nó dán vào bản đồ Google, hoặc bấm vào đường link này cũng được: ( https://maps.app.goo.gl/edAbTCVzQP4u2zrg8 ). Nếu như vậy, thì từ đó đến ngoại vi của Pokrovsk sẽ là 11,5 ki-lô-mét đo chính xác.
Vậy tại sao lại có con số 10 ki-lô-mét? Vì từ ngày 26/8, bọn chúng đã có những nỗ lực rất lớn tiến theo một mũi rất nhỏ, từ Novohrodivka ( https://maps.app.goo.gl/9PRf8oGVxmGjQ8Kv5 ) đến được điểm tránh tàu (bẻ ghi) ở phía tây bắc làng này có tọa độ ( https://maps.app.goo.gl/Xvjj9T3Ht4xq7qFg8 ). Do chúng tiến dọc theo đường tàu nên có được một số thuận lợi. Đó cũng là tiền đề cho sự tự tin của Bộ chỉ huy Ng@ và cả Putox, chúng tin chắc rằng nếu tiến dọc theo đường tàu thì chắc chắn sẽ đến được Pokrovsk một cách dễ dàng hơn, hoặc nói cách khác là quân Ukraine không thể ngăn được tiến trình đó. (Bản đồ tôi đánh số 2)
Điều này là có căn cứ. Từ ngày 26/8 đến hết 31/8, chúng tiến được 2,5 ki-lô-mét (500 mét một ngày) với một mũi rất nhỏ và nhọn. Cũng nhờ đó, các phương tiện truyền thông của Ng@ sau đó là #BMZ của Đông Vạn Tượng (chắc chắn là bắt nguồn từ thông cáo báo chí của Bộ quốc phòng Ng@ hay con rắn Konashenkov) giật những cái tít kinh dị: “Quân đội Ng@ ồ ạt xốc tới Pokrovsk…” (Vi-âu-vi) hoặc “Huyết mạch hậu cần lung lay, Ukraine có nguy cơ mất toàn bộ Donetsk” (Dân Chí)… “Quân đội Ng@ tiến như vũ bão, liên tiếp giành quyền kiểm soát thêm lãnh thổ Ukraine” (Nông dân Đông Lào)…
Đáng tiếc cho bọn Dư Luận Viên và những khán giả Pro-Putox nói chung, thì từ ngày 1/9 đến hết hôm nay 3/9, ngay cả cái mũi nhọn này của chúng cũng đã dừng lại. Điều đáng nói rằng thông tin này trùng hợp với những thông tin khác nữa: (1) số kiện hàng 200 của Ng@ được báo cáo trong 4 ngày 31/8, 1/9, 2/9 và 3/9 đều vào cỡ tối thiểu là 1300: 1360, 1350, 1300 và 1360. Thông tin (2) là từ tuần trước khi tôi tổng hợp các hoạt động của Tổng thống Zelenskyy, ông đã nói về việc phân bổ đạn dược tiếp tế cho mặt trận Pokrovsk, và như vậy tuần này hoạt động đó đã có kết quả.
Hôm nay tôi có một câu chuyện khá nặng nề với một bác – bác này chuyên nghề sợ… mất đất. Tôi thì thấy chuyện đó là bình thường, vì người Ukraine đang đánh nhau với một kẻ địch CỰC KỲ MẠNH. Nhờ có những nỗ lực phi thường của họ trong suốt năm qua, mà bây giờ kẻ địch ấy mất gần hết xe tăng, pháo binh, và cả không quân cũng không còn dám bay vè vè như hồi chiếm Bakhmut, ném bom lượn kinh hoàng như hồi chiếm Avdiivka… vì vậy hiện tại, người Ukraine đang đánh nhau với một kẻ địch RẤT MẠNH. Do đó chuyện mất một diện tích đất nào đó sau thời gian, là chuyện rất thường. Tí nữa tôi sẽ nói tiếp về vấn đề này.
Vậy là, tạm kết luận chúng ta thấy, Pokrovsk thực sự gặp nguy cơ – nếu để cho Ng@ tự do tiến theo đường tàu thì chỉ 20 ngày nữa (tính từ 1/9, như vậy sẽ là mốc 20/9), chúng sẽ đến được ngoại vi thị trấn Pokrovsk và trận đánh giành thị trấn này sẽ bắt đầu. Những bước tiến này của bọn Ng@, không phải là không gây ra cho những người ủng hộ Ukraine những lo lắng nhất định, nhưng phải nói rằng để tỉnh táo nhìn nhận ra vấn đề, không phải là chuyện dễ. Ngay cả những phát biểu của Tổng thống Ukraine Zelenskyy về tình hình Pokrovsk, cũng tạo cơ hội cho #BMZ giật tít: “Tổng thống Zelenskyy thừa nhận khó khăn ở Pokrovsk.”
Để làm rõ thái độ của tôi đối với tình hình, tôi xin trình bày lại một số điểm chính đã diễn ra trong quá khứ.
+ Về trận đánh Bakhmut: #the_battle_of_Bakhmut, tôi đã từng viết không dưới một lần “bọn chúng không bao giờ chiếm được Bakhmut” và sau đó, nó sai. Bây giờ tôi mới giải thích về điều này. Khi tôi viết lần đầu, nếu tôi không nhầm là khoảng tháng Hai năm 2023, tôi biết được có một số nhân vật cao cấp, cộm cán của Wagner “bán độ” cho đối phương, vì bọn đó chỉ biết có tiền. Do vậy, mọi hành động của bọn lục lâm thảo khấu này đều được người Ukraine nắm hết và vô hiệu hóa. Sau đó có một sự kiện, có thể có quý bạn đọc nào đó vẫn nhớ được: một số nhân vật cấp cao của Wagner bị FSB bắt giữ. Đó chính là kết quả của hoạt động phản gián Ng@, không tệ. Chính điều này dẫn đến thất sủng của Prigozhin trong mắt Putox, sau đó dẫn tiếp đến cuộc binh biến của lực lượng này, kéo quân về Mục-tư-khoa. Tôi bị sai khi phát biểu câu trên là như thế. Prigozhin bị đe dọa sẽ “được” lôi ra xử bắn nếu không chiếm được Bakhmut sau vụ một số tay chân của hắn bị bắt, nên hắn dự mưu chiếm bằng được thành phố này rồi làm đảo chính chống cặp Shói-gù – Gerasimov, nhưng vẫn trung thành với Putox – bọn chúng muốn tìm một sự thỏa hiệp giữa thế lực chống lưng Prigozhin với Putox. Khổ quá nhỉ, cuối cùng chúng thỏa hiệp bằng cách… hi sinh Prigozhin cho “sự nghiệp vĩ đại.”
+ Về trận Avdiivka, #the_battle_of_Avdiivka sự việc đơn giản hơn rất nhiều. Chúng chọn phương án đánh nát các điểm người Ukraine có thể dùng làm công sự, boong-ke ẩn nấp… và do đó chiếm được “thành phố.”
Lại xin nhắc quý vị không quên rằng, người Ukraine đang phải đánh nhau với một kẻ địch RẤT MẠNH. Câu chuyện đặt ra ở thời điểm hiện nay là: liệu kịch bản của Bakhmut và Avdiivka có lặp lại hay không? – tức là Bộ chỉ huy Ng@ có “quá tam ba bận” được hay không? Ở thời điểm này, không ai nói trước được điều gì, đặc biệt ngay cả những người ủng hộ Ng@ hay Pro-Putox có thể nói trước được điều đó, vì ngay cả “đến được” ngoại vi của thị trấn cũng đã là một chuyện rất dài, chưa nói đến việc chiếm được nó.
Đến đây, nếu nhìn lại một phép tính trừ này:
618.960 – 399.090 = 219.870 (số kiện hàng 200 của ngày 3/9 trừ con số của ngày 15/2, một ngày sau khi kết thúc trận đánh chiếm Avdiivka. Nếu như chúng ta tạm bằng lòng với ước tính rằng “mới chỉ gần đây Pokrovsk mới nổi lên về độ ác liệt, còn trước đó thì xung đột diễn ra ở nhiều chỗ khác thì chiến dịch Donetsk nói chung của Ng@ vẫn có thể được cho rằng chiếm 60% tỉ trọng của toàn mặt trận,” thì thiệt hại của Ng@ trên mặt trận Pokrovsk này vẫn có thể được ước tính đến 132.000 “kiện hàng 200.” Trong thời gian trên, nếu tính từ ngoại vi phía tây của Avdiivka đến cái điểm chúng dừng lại hôm 31/8, là tròn 30 ki-lô-mét tính theo đường chim bay, tức là trả 4400 mạng lính để đổi lấy 1 ki-lô-mét tiến lên phía trước, trong 202 ngày đêm, mỗi ngày chi phí 653 “kiện hàng 200.”
Tất cả các nội dung trên đây, có thể được coi là kết quả tổng kết của chiến dịch tấn công xuân hè của Ng@, và bây giờ rõ ràng là nó sẽ kéo dài tiếp sang mùa thu.
Tuy nhiên, theo những tính toán này thì kể cả ngày 20/9 có đến được ngoại vi của Pokrovsk, thì không có nghĩa là sẽ chiếm được nó trong vài ngày, vì vậy không thể nói đơn giản là sẽ rút được một số đơn vị ở đâu đó trong khu vực này về để khắc phục tình hình mặt trận Kursk được. Vì thế, về nguyên tắc Putox nếu không dựa vào lũ lính mới bị gọi nhập ngũ đợt mùa thu (tháng Chín năm nay) thì sẽ không giải quyết được tình hình mặt trận Kursk.
Vì thế, đúng như Anders Puck Nielsen nói hôm qua (sang sáng 4/9 này đã là hôm kia): sẽ là sai lầm nếu sa vào tranh cãi về việc liệu chỉ huy Ukraine có nhận ra những nguy cơ ở Pokrovsk hay không. Trong video mới nhất, anh chàng này nói ra 3 điểm mà tôi đã nhận xét trước đây, bây giờ xin báo cáo lại với quý vị:
+ Thứ nhất. Với thế trận phòng thủ, việc bị chiếm mất đất là bình thường.
+ Thứ hai. Dù có đến được thị trấn (hay thành phố) thì sẽ có những trận chiến trong đô thị chờ đợi quân Ng@.
+ Thứ ba. Ngay cả khi chiếm được thị trấn, thì điều đó không đem lại ảnh hưởng quyết định đến kết quả của cuộc chiến.
Về điểm đầu tôi đã viết trên đây khá dài khi giải thích thái độ bình thản của mình trước những sự kiện chiếm chỗ nọ chỗ kia của Ukraine. Đã bảo, đánh nhau với cái thằng mạnh hơn mình nhiều lần, thì điều đầu tiên cần phải hi sinh chính là đất. Trải qua 2 năm chiến tranh nếu tính từ mùa hè năm 2022 đến nay, diện tích của quân Ng@ chiếm được quá ít ỏi so với những thiệt hại mà người Ukraine đem lại cho chúng. Không có những thành quả đó, làm sao chúng ta nói được cơ hội chiến thắng ngày hôm nay. Về điểm thứ Ba, tôi cũng đã phân tích trong một vài bài trước: bảo Pokrovsk là quan trọng, thì nó là quan trọng – và nó quan trọng với quân Ng@ thôi, còn với quân Ukraine thì không có nó, người ta có đường khác để tiếp vận. Còn về điểm thứ Hai, xin nhìn lại trận đánh chiếm Avdiivka. Chúng đã mất 3 tháng để chiếm được “thành phố” này và chỉ khi sử dụng bom lượn giã nát các ngôi nhà của nó, thì mới chiếm được. Ở thời điểm hiện tại không rõ chúng có sử dụng máy bay để ném bom lượn vào Pokrovsk được như hồi ở Avdiivka hay không.
Trong mấy ngày qua, ngoài số lượng “kiện hàng 200” tăng vọt, còn có số lượng pháo bị diệt giảm. Chúng ta sẽ không biết được tình hình cụ thể vì phía Ukraine cũng kín đáo thông tin, nhưng tôi tin chắc rằng, với quá trình tập trung pháo vào một hướng để tấn công thì chỉ một thời gian sẽ giảm dần số lượng, dẫn đến các báo cáo tiêu diệt được của Ukraine cũng sẽ giảm.
- Từ giữa tháng Bảy đến ngày 21/8, số lượng pháo người Ukraine diệt được đạt mức trung bình khoảng 50 cỗ 1 ngày, nhiều ngày đạt mức 60, 70 cỗ.
- Từ 22/8 đến 27/8 số lượng pháo người Ukraine diệt được đạt từ 40 đến gần 50 cỗ / ngày.
- Từ 28/8 đến nay, số lượng pháo đạt gần 30 cỗ giảm dần đến hơn chục cỗ một ngày.
2. Bọn Putox toan tính điều gì với Pokrovsk?
Trên báo chí Đông Vạn Tượng có bài: “Tướng hàng đầu Ukraine thừa nhận Ng@ không mắc bẫy ở Kursk” với đoạn như sau:
“Một trong những mục đích của chiến dịch tấn công vào Kursk là nhằm thu hút lực lượng đáng kể của Ng@ từ các mặt trận khác, đặc biệt là ở Pokrovsk và Kurakhovsk”, ông Syrskyi cho biết tại một cuộc họp báo ở Kiev ngày 27/8 (giờ địa phương). Tất nhiên, đối phương hiểu ý định này, vì vậy họ tiếp tục tập trung lực lượng nhắm vào Pokrovsk. Nga đang cố gắng rút các đơn vị từ những hướng khác, nhưng ở Pokrovsk thì không,” ông Syrskyi nói, mô tả tình hình ở Pokrovsk và Kurakhovsk là “tương đối khó khăn” đối với Lực lượng vũ trang Ukraine.”
Đoạn này nội dung có tính chất thông tấn, nên không có gì sai so với thực tế. Ngày 2/9, trên tờ Newsweek có bài rất đáng chú ý: “Putox thay đổi lập trường về đàm phán hòa bình Ukraine giữa (bối cảnh) vụ xâm nhập Kursk.”
https://www.newsweek.com/putin-shifts-stance-ukraine-peace-…
trong bài này, Putox khi đi thăm cộng hòa Tuva có nói dăm lần bảy lượt về “đàm phán hòa bình” (tất nhiên vẫn lên gân với các điều kiện) nhưng tôi đặc biệt chú ý đến một đoạn, hắn nói: “Tính toán của họ là ngăn chặn các hành động tấn công của chúng ta ở những khu vực trọng điểm của Donbas. Kết quả thì đã biết... Họ đã không ngăn chặn được bước tiến của chúng ta ở Donbas. Kết quả là rõ ràng. Đúng vậy, mọi người đang trải qua những trải nghiệm khó khăn, đặc biệt là ở khu vực Kursk. Nhưng mục tiêu chính mà kẻ thù đặt ra – ngăn chặn cuộc tấn công của chúng ta ở Donbas – đã không đạt được.”
Vậy là đã rõ. Hắn quyết định tạm bỏ Kursk “chưa bị chiếm lại” một thời gian, quyết tâm thành công ở Donetsk và cụ thể là chiếm Pokrovsk. Sau đó chúng mới quay lại để xử lý tình hình Kursk sau.
Hôm nay có tin mới nhất, Tổng thống Ukraine Zelenskyy cho biết Bộ chỉ huy Ng@ đã chuyển từ mặt trận phía Nam (Zaporizhia, Kherson) về Kursk 60.000 quân, nhưng lại có một thông tin khác cho biết quân Ukraine vẫn tiến lên ở đây. Như vậy có thể cho rằng số quân được rút từ mặt trận về là các đơn vị có tính sẵn sàng chiến đấu thấp, sẽ không được sử dụng để phản kích vào lực lượng Ukraine và để giữ vững tình thế hiện nay, không bị mất thêm thì đúng hơn. Putox vẫn phải chờ giải quyết xong Pokrovsk thì mới có những đơn vị đủ khả năng tấn công đưa về Kursk. Lúc đó mới tính chuyện đòi lại đất mà Ukraine đang chiếm.
Ở đây có một khía cạnh của câu chuyện: có lẽ không có nhiều người tin rằng người Ukraine có đủ lực lượng và nguồn lực để phản công. Ngay cả Mick Ryan trong một bài blog gần đây nhất cũng viết “người Ukraine đã mất hết lực lượng sau cuộc phản công mùa hè năm ngoái.” Tôi sẽ không nghi ngờ rằng tình báo của Ng@ cũng bỏ hết công sức ra xác minh về vấn đề này, có đúng người Ukraine không còn đủ lực lượng để phản công hay không? Và thái độ của Putox đang thể hiện ra ở thời điểm hiện tại, cho thấy bọn chúng tin chắc vào điều đó. Bộ Quốc phòng Ng@ thường xuyên công bố các thông tin theo hướng đó. Truyền thông nước này tuyên truyền theo hướng đó. Và ông Lê Văn Cương ở Đông Vạn Tượng kiên quyết tin vào điều đó. Thậm chí bản tin hôm qua của RFI vẫn còn nói về tương quan / lựa chọn giữa một bên là Kursk, một bên là có cứu Pokrovsk hay không, dẫn lời vài chiến binh Ukraine cũng theo hướng bi quan.
Xin nhắc lại ý kiến của Anders Puck Nielsen: sẽ là sai lầm nếu sa vào tranh cãi về việc liệu chỉ huy Ukraine có nhận ra những nguy cơ ở Pokrovsk hay không. Anh này cũng chỉ ra vấn đề mà chúng ta đã nói với nhau rất nhiều: người Ukraine đang làm rất tốt một việc là tiêu hao lực lượng của Ng@ một cách kinh dị trên hướng Pokrovsk này.
Trước đây tôi đã từng dẫn trường hợp của Tập đoàn quân Cận vệ số 2, tư lệnh Rodion Malinovsky trong Chiến dịch Stalingrad 1942 – 1943. Khi đó, Tập đoàn quân xe tăng số 4 của tướng Hermann Hoth đã nỗ lực tấn công để phá vòng vây phía ngoài của Hồng quân đang bao vây quanh thành phố Stalingrad. Đoạn này, Wikipedia tiếng Việt viết như sau:
#trích: Ngày 12 tháng 12 năm 1942, Chiến dịch Bão Mùa Đông bùng nổ. Vì phần lớn các đơn vị Liên Xô bị tấn công đã kiệt sức sau nhiều tuần chiến đấu và chưa được tiếp tế, lực lượng thiết giáp của Hoth nhanh chóng đục thủng phòng tuyến Hồng quân và thọc sâu hơn 50 km ngay trong ngày đầu. Họ đè bẹp một số đơn vị pháo binh và đe dọa bao vây Tập đoàn quân số 51 (Liên Xô). Sang ngày 13, quân Hoth bắt gặp và đánh thắng Tập đoàn quân xe tăng số 5 (Liên Xô), nhưng sau đó bị một cuộc phản công của Hồng quân chặn đứng vào buổi tối. Trong suốt 3 ngày tới, hai bên chạm trán nảy lửa quanh làng Verkhne-Kumskiy và sông Alksay. Quân Đức bị thiệt hại rất nặng nề, riêng Sư đoàn Thiết giáp số 6 đã mất quá nửa số xe tăng của mình trong các trận giao chiến. Được không quân yểm hộ chặt chẽ, Tập đoàn Thiết giáp số 4 cuối cùng đã bẻ gãy đòn phản kích của “bọn Ng@” và tiếp tục tiến công vào ngày 15 tháng 12. Quân Hoth và quân Romania chỉ còn cách thành phố 58 km vào ngày 20 tháng 12, khi họ bị khựng lại trước các đòn phản kích quyết liệt của lực lượng xe tăng Liên Xô trên sông Myshkova. Chiến dịch Bão Mùa đông cuối cùng đã bị phá sản vào ngày 23 tháng 12. Hồng quân Liên Xô tiếp tục vây hãm Stalingrad cho đến khi Paulus cùng toàn bộ đạo quân bị vây đầu hàng ngày 2 tháng 2 năm 1943. #hết_trích
Để tìm hiểu thêm, chúng ta cần tra cứu tiếp thông tin về Tập đoàn quân 51:
#Trích: Trong Chiến dịch Uranus, cuộc phản công từ Stalingrad, Tập đoàn quân xe tăng số 4 bắt đầu cuộc tấn công từ khu vực của Tập đoàn quân số 51. Vào đầu tháng 12, Tập đoàn quân số 51 được triển khai để bảo vệ các hướng tiếp cận Kotelnikovo chống lại các nỗ lực giải cứu của Đức do Quân đoàn xe tăng LVII. thực hiện. Vào ngày 24 – 25 tháng 12 năm 1942, chỉ huy Tập đoàn quân số 51, Thiếu tướng N.I. Trufanov, đã tổ chức một chiến dịch tấn công cục bộ ở cánh phải với lực lượng của ba sư đoàn bộ binh, và di chuyển đến bờ bắc sông Aksay, vào đêm trước chiến dịch tấn công Kotelnikovo, chiến dịch cuối cùng đã đánh bại những nỗ lực của Đức được thực hiện như một phần của Chiến dịch Bão mùa đông nhằm giải cứu Tập đoàn quân số 6 ở Stalingrad. #hết_trích
Như vậy, do tra cứu thông tin không kỹ, tôi đã sai lầm gọi dạng diễn biến này bằng tên của Malinovsky, trong khi đáng nhẽ ra phải gọi chính xác theo tên của N. I. Trufanov. Để làm rõ hơn về đoạn này, tôi xin trích một đoạn nữa về lịch sử của Tập đoàn quân 51:
#Trích: Đặc biệt các đơn vị của Tập đoàn quân 51 đã nổi bật trong chiến dịch Kotelnikovo, đẩy lùi cuộc tấn công của tập đoàn quân xe tăng số 4 của Hoth thuộc Cụm tập đoàn quân Sông Đông của Erich von Manstein nhằm phá vòng vây cứu Tập đoàn quân số 6 Đức của Friedrich Paulus đang bị bao vây trong trận khu vực Stalingrad. Với 34.000 quân, 354 súng và súng cối cùng 105 xe tăng, Tập đoàn quân 51 đã bị tấn công bởi lực lượng 76.000 quân, 510 súng và súng cối, cùng hơn 500 xe tăng và súng tấn công. Trong những trận đánh khó khăn nhất từ ngày 12 đến ngày 24 tháng 12, các đơn vị của Tập đoàn quân 51 đã kìm hãm sự tấn công dữ dội của địch, ngăn chặn sự đột phá của mặt trận, chiến đấu ở mọi tuyến thuận tiện và trong trận chiến cuối cùng trên sông Myshkova cuối cùng đã chặn đứng được các sư đoàn của Manstein. #hết_trích
Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Tuyết bỏng” («Горячий снег») của Yury Vasilyevich Bondarev viết năm 1969, khi đó Yury Bondarev phục vụ trong Sư đoàn bộ binh 98 của Tập đoàn quân cận vệ số 2 với tư cách là chỉ huy trung đội súng cối và là nhân chứng cho những sự kiện trên. Do vậy nhân vật trung tướng Bessonov được xây dựng trên nguyên mẫu, thiếu tướng N.I. Trufanov.
Trong sự kiện này, N.I. Trufanov đã cố gắng giữ được thê đội 2 của Tập đoàn quân, khoảng 3 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn xe tăng hoặc ít nhất là 2 trung đoàn xe tăng còn nguyên vẹn với các xe tăng T-34 (ông dùng các đơn vị hỗn hợp xe tăng hạng trung T-34 và xe tăng hạng nhẹ T-70 cho những trận đánh chặn đứng xe tăng của Hoth). Chính lực lượng dự trữ của Trufanov đã giúp ông tổ chức được trận phản công ở Kotelnikovo, giúp cho kế hoạch chống quân Đức phá vây thành công.
Người ta đánh giá rằng, khi đó quân Đức cũng cố gắng nắm được tình hình của Tập đoàn quân 51 nói riêng, và Tập đoàn quân cận vệ số 2 (thuộc cụm Sông Đông, Liên Xô) nói chung, rằng các đơn vị này còn lực lượng dự trữ hay không. Tuy nhiên thái độ kiên quyết đến mức bướng bỉnh đến giây phút cuối cùng của Trufanov đã làm cho cả Hoth lẫn Erich von Manstein phán đoán sai: họ cho rằng mặc dù tình thế quá khó khăn nhưng Trufanov vẫn không chịu tung lực lượng dự bị vào để khắc phục tình thế phòng thủ “vỡ trận đến nơi” – cho phép họ có thể đánh giá rằng Trufanov đã hết lực lượng dự bị. Chính vì vậy, bất chấp tổn thất cực lớn của Thê đội 1 sau những trận đánh chống xe tăng của Hoth, Trufanov vẫn lật lại được thế cờ. Ảnh kèm theo: Chiến dịch “Bão mùa đông” của phát-xít Đức và tướng Trufanov.
Quay lại với Pokrovsk, sau khi trận Kursk nổ ra, bọn chóp bu Ng@ qua cái mồm đĩ ngựa Da-kha-rô-va: “khẳng định không thể đàm phán với Ukraine sau vụ đột kích Kursk,” – tình thế như vậy là đã quá rõ – câu này con mẹ đó nói ngày 27/8. Chúng tin chắc có thể chiếm được Pokrovsk, sau đó sẽ đòi lại Kursk và lúc này mới là lúc ép buộc người Ukraine ngồi vào bàn đàm phán với những điều kiện của chúng.
Anh chàng của Anders Puck Nielsen không muốn lãng mạn tiểu tư sản như tôi, nên chỉ đưa ra nhận xét hiện nay ở hướng này, người Ukraine đang làm rất tốt một việc là đánh tiêu hao quân Ng@, mà không đưa ra dự đoán nào. Thái độ thận trọng như vậy là hết sức đúng đắn, không như loại xe ôm lìu tìu nào đó cứ đưa ra những ý kiến động trời. Tuy vậy, có một vấn đề vẫn cứ nổi lên bất chấp thái độ thận trọng đến mấy chăng nữa – câu hỏi từ chính bọn blogger quân sự Ng@, xuất phát từ ý kiến của những sĩ quan Ng@ chứ không phải người bình thường.
“Các lữ đoàn phương tây được Ukraine xây dựng, và xe tăng Leopard – hầu như còn nguyên sau chiến dịch phản công mùa hè 2023 – đâu cả rồi?” Câu này chúng ta đã nói chuyện từ mấy bài trước. Vậy còn thông tin này nữa: có những phán đoán và kết luận cho rằng, lực lượng đang được Bộ chỉ huy Ukraine sử dụng ở Kursk, không phải là những lực lượng trên đây, mà là những đơn vị mới được xây dựng trong thời gian gần đây. Cuối cùng, dạng thông tin thứ ba: ngay cả ở hướng Pokrovsk, bất chấp những thông tin bất lợi, những phát biểu dạng bi quan của ngay binh lính, sĩ quan Ukraine… thì lực lượng đang chống trả quân Ng@ ở khu vực này, hoàn toàn không phải là tân binh hay “lính mới tò te.” Thậm chí ở đây có cả các đơn vị của Lữ đoàn Azov.
Vì vậy một người Ng@ hiểu biết trên diễn đàn quân sự tôi tham gia, khi đọc về ý kiến của một sĩ quan Azov nói về tình hình bi đát, khó khăn ở Pokrovsk, ông ta bình luận 1 câu: “Thế mà cũng tin được à?” Sau đó ông này nói thêm: Azov không bao giờ có những phát biểu kiểu như vậy.
Nhưng tôi cũng muốn tiếp thu ý kiến của Anders Puck Nielsen, giảm bớt độ tiểu tư sản lãng mạn của mình lại. Đúng, người Ukraine sẽ không tấn công để bao vây quân Ng@ vào trong cái túi, mà chỉ cần tiến ở phía bắc và phía nam – hai mũi tấn công như hôm trước tôi đã mơ mộng vẽ ra ở đây:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1071653051633298&set=pcb.1071653084966628
trong trường hợp đó, họ sẽ áp sát thành phố Avdiivka vẫn đang là đống đổ nát, khó có thể trú chân được, còn bọn quân Ng@ trong cái chỗ lồi nhô đến tận Krutyi Yar hiện nay, sẽ bị giam lỏng. Để chạy về được Avdiivka, chúng chỉ có con đường duy nhất là chạy theo đường tàu, còn tất cả các đường giao thông khác trong cái túi chưa khép hết miệng này, đều nằm trong tầm pháo của Ukraine.
Một thế trận giam lỏng khác lại mở ra cho bọn quân Ng@ trong cái túi.
3. Điều gì cho phép chúng ta tự tin đến vậy vào một thế trận nhốt quân Ng@ vào trong bẫy?
Tôi sẽ không nói rằng, một thế trận như vậy là ước mơ của bất cứ vị tướng nào, mà đây là Syrskyi. Nhưng chúng ta cần nhìn thấy một điều: cả Putox lẫn Zelenskyy đều nói về đàm phán hòa bình – có nghĩa là điều kiện cho nó đã chín muồi, cả hai bên tham chiến đều đã dần đi tới giới hạn.
+ Với Ng@, giới hạn của nó là quá tải về tất cả mọi mặt, đặc biệt là kinh tế, quân sự và nhân khẩu học. Ngay những vấn đề nổi phềnh lên khi bị tấn công ở Kursk đã đủ thấy những vấn đề đó, Putox đang không thể giải quyết được.
+ Với Ukraine, giới hạn không phải là quân sự, vì họ càng ngày càng khấm khá hơn, nhưng các gánh nặng về kinh tế và tâm lý xã hội sau 2 năm rưỡi chiến tranh là rất nặng nề.
Như vậy, cả hai Putox lẫn Zelenskyy đều hướng tới một kết cục chiến tranh trong tương lai gần và, do Putox chọn Pokrovsk để làm một “Stalingrad cho riêng mình” thì tôi nghĩ, không có lý do gì mà Zelenskyy không chấp nhận cuộc chơi. Vấn đề là ai sẽ kết thúc được trận đấu với tỉ số nghiêng về phía có lợi cho mình mà thôi.
Điều đáng nói là, ván cờ này nếu Zelenskyy thua, tức là để mất Pokrovsk, thì vẫn có những cửa khác, ví dụ như mở chiến dịch đánh thông ra biển (mà tôi tin là bây giờ đã khá thuận lợi rồi) sau đó uy hiếp Crimea. Ngoài ra các cửa như tấn công Belgorod hoặc Bryansk cũng khá sáng, nhưng không bằng cú đánh ra biển. Nhưng riêng Pokrovsk, nếu xử lý khéo, có thể chiếm lại được thành phố Donetsk không biết chừng.
Trong khi đó, Putox buộc phải thắng ở Pokrovsk, từ đó tìm cách chấm dứt chiến tranh. Vì vậy mà những ngày qua hắn yêu cầu Gerasimov ép rất mạnh, nhưng như trên đây tôi báo cáo quý vị, từ 1/9 đã chậm lại rồi. Cho đến giờ phút này tức cuối ngày 4/9, các mũi tấn công của Ng@ theo hướng Pokrovsk vẫn dậm chân tại chỗ (trọn vẹn 4 ngày).
Vì vậy tôi vẫn cho rằng, Ng@ sẽ không chiếm được Pokrovsk – chỉ riêng deadline Putox đặt ra là ngày 1 tháng Mười phải xử lý được tình hình Kursk, đã thấy viển vông: hắn định dùng cái gì để chiếm lại 2 huyện đang bị Ukraine kiểm soát, khi quân đội tạm gọi là “thiện chiến” còn đang sa lầy ở Pokrovsk?
4. Điểm qua một số vấn đề khác trong mấy ngày qua
Trong những bài tổng hợp các phát biểu của Zelenskyy trong tuần trước, chúng ta thấy ông ấy đề cập liên tục tới “khả năng tấn công tầm xa” (của vũ khí nhận được từ các nước đồng minh) – đến mức chúng ta cũng cảm thấy đó là một sự gia tăng sức ép. Tôi có trả lời một người bạn: bản thân khả năng đó không đem lại bước ngoặt của cuộc chiến, mà bây giờ nó sẽ cho phép người Ukraine đánh vào các sân bay mà từ đó máy bay Ng@ ném bom và bắn tên lửa vào Ukraine. Vừa qua, Ng@ đã dùng ngay lãnh thổ Kursk vẫn đang kiểm soát, để đặt bệ phóng bắn tên lửa vào các mục tiêu ở Ukraine. Các vị trí bắn này cũng cần phải được “thăm hỏi” cẩn thận. Khả năng này sẽ làm giảm bớt năng lực gây tội ác của bọn Ng@ đối với dân chúng Ukraine.
Hôm trước sau khi tôi nói với người bạn, về nguyên tắc thì Mỹ sẽ không đồng ý đâu. Đến hôm qua thì tôi nói, nếu Ng@ cứ leo thang bắn vào dân chúng Ukraine, như vụ Poltava lần này, thì có thể họ lại đồng ý. Cái bọn Ng@ kỳ dị này cứ ngu hết lần này đến lần khác.
 
Tổng hợp bức tranh 5 ngày!

- Kursk - Quân Ukraine giữ vững các vùng đất chiếm được mà không gặp bất kỳ trở ngại nào và vẫn đang âm thầm tiến lên điều đặn

- Donbas - cuộc tấn công của Nga đang suy yếu và sẽ suy yếu, việc chinh phục lãnh thổ không còn đo bằng km nữa, họ có thể di chuyển tiền tuyến tối đa 100-200 mét và ngày càng ít hơn.

- Hướng đi của Pokrovsk, mục tiêu của toàn bộ cuộc tấn công của Nga gần như đã bị dập tắt, Nga có rất ít triển vọng tiến triển thêm được nữa (video xe tăng Ukraine đang càn quét lính Nga)

Ukraine tiếp tục liên tục phá hủy các mục tiêu chiến lược, từ nhà máy điện đến nhà máy lọc dầu và kho chứa dầu, sân bay rất thành công. Đặc biệt đã dọn sạch hải quân Nga ở Biển Đen, Novorossiysk cũng vừa bị tấn công đêm nay.

Và quan trọng nhất, Ukraine thực hiện tất cả những việc này mà không cần bất kỳ sự tăng viện đáng kể của quân dự bị, không cường điệu và tuyên truyền... một cách lặng lẽ và bình tĩnh. Không cần phải đối mặt với những tiêu đề khoa trương như một số nhà phân tích thế giới sử dụng.

Cuối cùng, những gì bọn Nga tạm chiếm được trong 5 ngày qua được đánh dấu màu đỏ, không có gì nổi trội như tuyên truyền, nó bế tắc đến mức Putin phải nhân cách hoá đối thủ của mình, rằng: "Ukraine hình như đang được người ngoài hành tinh lãnh đạo, họ đánh miết, không chịu thua".

Việc còn lại là Crimea.
 
Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ năm, trích dẫn các tài liệu chính phủ bị rò rỉ và các nguồn tin ẩn danh, Nga đã thiết lập một tuyến đường thương mại bí mật để lấy các thiết bị điện tử quan trọng từ Ấn Độ phục vụ cho cuộc chiến ở Ukraine.

Các thành phần này, bao gồm các bộ phận dành cho "thiết bị viễn thông, máy chủ và các thiết bị điện tử phức tạp khác", có cả ứng dụng dân sự và quân sự, khiến chúng phải tuân theo sự kiểm soát xuất khẩu của phương Tây. Mặc dù các lệnh trừng phạt của phương Tây đã cắt đứt khả năng tiếp cận của Nga đối với các thiết bị điện tử thiết yếu do nước ngoài sản xuất, quân đội nước này vẫn dựa vào các thành phần này để sản xuất tên lửa, máy bay không người lái và thiết bị tác chiến điện tử.
 
Bên trên