• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Vụ án Hồ Duy Hải án mạng ở Việt Nam năm 2008

Anh 3 Chà Cú

Yếu sinh lý
So hồi đó thì bà Kim Anh ngon luôn, trắng và cao ráo, dáng đẹp hơn đứt mấy đứa con gái những năm 2000
Vợ tao là bạn học của con gái bà Kim Anh, con gái bả tên gì đéo nhớ, hình như tên Vân, nhà gần nhà Lê Huỳnh Đức, Ngô Tất Tố, P22, BT. Hôm sinh nhật vợ tao, con Vân nó mời ra Phi Thuyền tổ chức, đc thằng A Lý ra tặng chai rượu John rồi bắt tay. Thằng nào thế hệ 7x thì mới biết A Lý là thằng nào. Tao nghe mấy đứa phục vụ nói chủ PT mà đéo biết đúng k nữa? Tối đó cũng đéo thấy Hải Bánh đâu mặc dù HB bảo kê bar này cho 5C
Bà này là hàng biếu tặng của 5c cho các sếp .
 

BigB0ss

Yếu sinh lý
1. Không lấy lời khai của anh Phùng Phụng Hiếu (nhân viên bưu điện) – người đầu tiên phát hiện ra hiện trường vụ án vào sáng hôm sau.
2. Đã thu được mẫu máu tại hiện trường vụ án nhưng đã không đưa đi giám định ngay mà để 4 tháng sau đó mới gửi đi giám định, dẫn đến mẫu máu bị phân hủy ko giám định được ADN hay dấu vân tay.

3. Về thời điểm Vân đi mua trái cây, có bằng chứng khách quan là camera cây xăng cầu voi và lời khai của hai vợ chồng chị bán trái cây (lấy ngay chát sau khi phát hiện án mạng) nhưng lại căn cứ vào lời khai của Hồ Duy Hải và của nhân chứng Tuyền để xác định thời điểm đó là khoảng 20g30.

4. Về việc phát hiện con dao ở một vị trí bất thường tại hiện trường vụ án nhưng lại cho đem đi tiêu hủy (người được hỏi ý kiến là 1 ông công an huyện và 1 công an xã làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường vụ án, có mặt từ đầu đến cuối quá trình khám nghiệm).

5. Chấp nhận những lời khai vô lý không thể tin được của Hồ Duy Hải để kết tội Hồ Duy Hải, ví dụ: Khai muốn quan hệ với Hồng nên điều Vân đi mua trái cây, nhưng ko được nên giết cả hai.

6. Khai lúc Vân đi mua trái cây về thì đóng cửa lại (trong khi Hải là khách vẫn ngồi nói chuyện với Hồng bên trong nhà, xe của Hải vẫn để ngoài sân).

7. Khai phải về nhà đổi xe cho Dì Len đi chợ (vào lúc hơn 7 giờ tối) chợ quê nào mở?.

8. Khai dắt dao trước bụng ở vị trí mà ko thể hành động chạy nhảy bê kéo người được. Khi thực nghiệm, điều tra viên phải quấn dao để Hải nhét vào trước hạ bộ… không quấn thì toi k.ẹc à.
Còn mấy chi tiết nữa:
- Hiện trường vụ án lúc CA khám nghiệm thì cái bảng quay mặt nhẵn (mặt để viết) vào trong nên HDH ko thể gài cái dao vào đấy được. Nhưng khi thực nghiệm thì mặt sau lại quay vào trong nên có thể gài cái dao vào đó được vì nó có thanh gỗ ngang tăng cứng cho khung.
- Thời gian đi xe từ tiệm cầm đồ về đến bưu điện cực kỳ gượng ép vì sau khi cầm cái ĐT xong còn mang tiền đi ra quán cafe để trả, còn quay về đổi xe...
- Một loạt lời khai của người khác ko phù hơp với HDH đều bị rút ra như lời khai của a Còi, chồng chị bán hoa quả...
- Sau này vào thời điểm trước khi GĐ thẩm, Đinh Vũ Thường tìm ra một số lời khai bị mạo chữ ký của a Thường nên sau đó a Thường bị CA truy lùng phải chạy trốn.
 

Ngụy Quân Tử

Yếu sinh lý
PNO – Sáu năm trước, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc – Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an TP.HCM (giai đoạn 1992 – 1995), từng gọi điện xin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho lệnh tạm hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải (tử tù trong kỳ án sát hại hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An).
Cuộc gọi điện thoại của ông Tư Tạo (tên thường gọi của luật sư Trần Văn Tạo) và lệnh hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải của Văn phòng Chủ tịch nước đã khiến biết bao người tin tưởng, mong chờ một trang mới mở ra cho vụ án ly kỳ trong lịch sử tư pháp nước nhà, rằng một phiên tòa mới đại diện cho tinh thần thượng tôn pháp luật sẽ được mở ra, những sai sót về tố tụng của vụ án sẽ được khắc phục, chỉ ra đúng người, đúng tội…

Phóng viên: Thưa ông, dưới góc nhìn một cựu thủ trưởng cơ quan điều tra, ông nhận định gì về vụ án Hồ Duy Hải?

Luật sư Trần Văn Tạo:
Trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ trên các chứng cứ gián tiếp để đi đến kết án tử hình Hồ Duy Hải. Đã vậy, những chứng cứ ấy lại sai, thiếu và yếu (như ý kiến của Ủy ban Tư pháp và của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Đây là sai sót nghiêm trọng về tố tụng.

Ở vụ án này, trên báo chí có nêu mà Hội đồng Thẩm phán cũng đã công khai hỏi và thể hiện trong nội dung bản án có những chứng cứ trực tiếp như cái thớt dính máu, con dao là hung khí gây án. Bây giờ con dao thể hiện trên lời khai là con dao có trên hiện trường nhưng đã bị tiêu hủy. Đây là chứng cứ trực tiếp, bởi giết người phải có hung khí hoặc hành động trực tiếp. Thứ hai, tấm thớt cũng chẳng còn.

Tòa trưng lời khai Hồ Duy Hải có tình tiết đập đầu nạn nhân bằng tấm thớt, điều đó được đinh ninh rằng vết máu đó là của người bị hại không cần giám định. Không giữ con dao, tấm thớt từ hiện trường. Vết máu nếu giám định đến nơi đến chốn sẽ ra được máu của ai, có phải chỉ là máu của bị hại, của Hồ Duy Hải hay còn ai nữa không?

Rõ ràng, cơ quan điều tra không thu thập được gì từ hiện trường, đây là một thiếu sót lớn, không tuân thủ nguyên tắc khám nghiệm hiện trường. Toàn bộ chứng cứ trực tiếp của vụ án đều không có. Chỉ thu thập được lời khai của Hồ Duy Hải, mà lời khai lúc nhận tội, lúc không.

* Những chứng cứ trực tiếp đã bị bỏ qua ấy theo ông có chứng minh Hồ Duy Hải vô tội không?

– Tôi không biết Hồ Duy Hải có oan hay không, nhưng đã không có chứng cứ chứng minh tội phạm, tố tụng sai, mà mang một người đi tử hình, sau này nếu sai, chúng ta không sửa được bởi người đó đã chết rồi. Theo quan điểm của tôi, muốn định tội Hồ Duy Hải một cách thuyết phục, bắt buộc phải điều tra lại từ đầu. Phải khắc phục ngay từng sai sót trong tố tụng.

Tôi thấy thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trả lời báo chí: “Không phải sai phạm tố tụng nào cũng hủy án. Mà chỉ có những sai phạm tố tụng nghiêm trọng, thay đổi bản chất mới hủy án, điều tra lại” – đó là quan điểm Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và cả Chánh án Tòa án tối cao nữa đã thể hiện rõ ràng trước phiên tòa.

Sẽ có nhiều người chấp nhận, đồng tình quan điểm này. Nhưng với tôi, là người làm điều tra nên mọi thứ phải theo luật. Bộ luật Tố tụng hình sự là bộ luật hình thức, Bộ luật Hình sự là bộ luật nội dung. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định hết sức chặt chẽ để không sai phạm trong quá trình thực hiện nội dung và buộc phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt. Cho nên nói như vậy có nghĩa tố tụng thì không được sai sót.

Hỏi cung cũng không được sai sót. Hỏi cung mà mình làm thay đổi tính khách quan của lời khai của bị can, bị cáo là không được. Từ đó mới quy định không được mớm cung, không được ép cung, không được nhục hình… Vì sao? Vì bằng những cái đó sẽ thay đổi tính khách quan lời khai của bị can, bị cáo. Về thủ tục tố tụng, việc thu thập chứng cứ, cũng buộc phải tuân thủ đúng quy định tố tụng hình sự.

Trong đó, chứng cứ phải là cái thật, là khách quan, là trực tiếp gây ra hành vi phạm tội thì mới gọi là chứng cứ trực tiếp, chứng cứ có giá trị thật sự trong vụ án hình sự. Chứng cứ gián tiếp cũng cần thu thập, nhưng đã nói là “gián tiếp” thì giá trị nó nhẹ, nó chưa phản ánh đầy đủ tính chất hành vi. Chứng cứ trực tiếp mới là cái phản ánh đầy đủ tính chất của hành vi. Cơ quan điều tra ban đầu đã bỏ hết chứng cứ trực tiếp mà vẫn đi đến kết luận và chỉ ra được bản chất vụ án cứ như là chuyện không tưởng!

* Ông nói trong tố tụng hình sự, đây là sai sót nghiêm trọng, nhưng Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao nói rằng những sai sót này không thay đổi bản chất vụ án và hành vi phạm tội của Hồ Duy Hải?

– Bởi vậy mới thật kỳ lạ. Sai sót của cơ quan điều tra đã được Tòa án tối cao “dung thứ”. Bản chất bao giờ cũng gắn liền chứng cứ. Nguyên tắc tố tụng hình sự từ chứng cứ đánh giá bản chất, soi ra bản chất. Không bao giờ từ bản chất sinh chứng cứ được. Tôi làm điều tra cũng soi tố tụng mà làm. Ở vụ án này, tất cả những chứng cứ không thu thập từ đầu mà lại nói về bản chất vụ án, cứ như trò đùa. Nhận định của tôi, đây là sự thất bại, khiến người dân không tin tưởng vào kết quả phiên tòa.

Theo luật, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ra quyết định giám đốc thẩm. Đã ra phán quyết rồi thì chỉ có 4 cơ quan gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền được yêu cầu Hội đồng Thẩm phán tối cao xem lại quyết định của mình. Còn xem như thế nào thì thuộc quyền của Hội đồng Thẩm phán chứ các cơ quan nhà nước không can thiệp được quyết định này.

Tuy nhiên thực tế ở vụ án này, Chánh án Tòa án tối cao nằm trong Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã là người kháng nghị. Nếu phiên tòa không chấp nhận kháng nghị thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ có thể bảo lưu quan điểm. Ông cũng không có quyền yêu cầu xét lại. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã kiểm tra và cũng có ý kiến đề nghị giám đốc thẩm rồi.

Như vậy, cả 3 đơn vị này đã tham gia trước, trong và khi mở phiên tòa. Chỉ còn một cơ quan “chưa làm gì hết” lần này, chính là Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngoài quyền được yêu cầu xem xét lại còn có quyền giám sát lại phán quyết của Hội đồng Thẩm phán.

Phiên tòa không cho thấy sự tiến bộ của nền tư pháp

* Cho đến hôm nay, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng trên báo chí, truyền thông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án…


– Bởi đã theo dõi vụ án, chắc chắn họ sẽ không thể không lên tiếng. Vụ án gì mà bày ra bao nhiêu thứ sai sót, xã hội thấy những sai sót này là không thể chấp nhận được, nhưng ông Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thản nhiên nói “sai sót này không thay đổi bản chất vụ án”. Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vừa rồi có những chi tiết và lập luận không đủ sức thuyết phục.

Dân chúng chỉ còn chờ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thôi. Nhờ cải cách tư pháp, chúng ta mới có việc xem xét lại vụ án, giám đốc thẩm của Tòa án tối cao (việc này, trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chưa có). Tôi mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đừng bỏ qua vai trò của mình trong thời điểm này, trong vụ án này.

Kết quả điều tra và tố tụng có thể lại tiếp tục khẳng định Hồ Duy Hải là thủ phạm, hoặc có thể minh oan cho anh ta, nhưng điều tra và tố tụng lại sẽ thể hiện tính nghiêm minh và tính nhân văn của nền tư pháp trước một bản án tử hình có nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều từ các cơ quan cao cấp của nhà nước ta.

* Nếu có thể, ông có tiếp tục xin cho Hồ Duy Hải thêm lần nữa?

– Ngày trước, việc tôi gọi điện cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để xin hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải không phải để kêu oan giùm anh ấy mà là nhận ra những sai sót trong tố tụng ở vụ án này. Khi đó, tôi là người giữa đường thấy điều không phải rồi làm vậy thôi.

Nhưng hôm nay, sau nhiều năm suy nghĩ, phân tích thấu đáo về vụ án, dõi theo phán quyết của phiên giám đốc thẩm, thông qua bài báo này, tôi gửi lời xin Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện vai trò giám sát của mình với vụ án. Có thể, trong thời gian đó, hoãn thi hành án tử hình với Hồ Duy Hải thêm lần nữa. Mọi người đang hy vọng, tôi cũng đang hy vọng xem xét lại vụ án. Đừng vội tử hình anh này. Nếu người ta đã chết rồi thì xem xét làm gì.

Tôi lo là lo phiên tòa đã khép lại nhưng vụ án chưa kết thúc. Dư chấn của phiên tòa sẽ còn rất rộng, rất lâu. Nhiều người, dĩ nhiên trong đó có tôi chưa phục. Đây không phải câu chuyện một phiên tòa mà là câu chuyện tư pháp. Nhiều người nhận ra phán quyết của Hội đồng Thẩm phán hoàn toàn không thuyết phục. Tôi cũng không hiểu tại sao lại tuyên án một cách dứt dạt như vậy khi vụ án còn bao nhiêu thứ không giải đáp được. Hệ quả của việc tuyên án này sẽ dẫn ra bao nhiêu câu hỏi nữa, câu chuyện nữa cho toàn ngành tư pháp…

Riêng với Hồ Duy Hải, anh vẫn còn một con đường sống là gửi đơn xin lệnh và chờ đợi lệnh ân xá từ Chủ tịch nước.

* Chúng ta luôn tự hào về công tác cải cách tư pháp, nói theo lẽ nào đó, phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải cũng là minh chứng cho cải cách tư pháp?

– Phải nói ngành tư pháp đến hôm nay được cải cách nhiều. Chúng ta luôn nhận định luật chúng ta tiến bộ. Tuy nhiên, soi qua phiên tòa này thì người dân không hiểu nó tiến bộ chỗ nào mà nó làm người ta vấn vương, phân vân và còn mãi lo âu. Phiên tòa thu hút sự quan tâm của toàn dân, bởi mười mấy năm rồi mới có một phiên giám đốc thẩm như vậy.

Người ta trông chờ 17 vị ở hội đồng thảo luận như thế nào, phân vân ra sao, đặt vấn đề gì ra nhưng không thấy. Chỉ nghe Chánh tòa hỏi, Viện Kiểm sát trả lời rồi giơ tay phán quyết. Một phiên tòa được mong đợi, thế mà, chúng ta lại công khai một nền tư pháp lỏng lẻo, thiếu thuyết phục, thậm chí làm mất lòng tin nơi nhân dân…

* Làm sao để thu phục lòng dân trong khi việc sai tố tụng, vi phạm tố tụng từ nho nhỏ như thời gian điều tra bị kéo dài, chứng cứ chứng minh chưa thuyết phục, khuất tất trong việc trưng cầu giám định pháp y… đã và đang xảy ra trong tố tụng của không ít vụ án?

– Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chặt chẽ như vậy mà anh em đi làm tố tụng hình sự chúng ta lại thường coi hơi nhẹ cái này. Cho nên sai phạm hết cái này đến cái kia, mình cũng bỏ qua. Nếu cứ bỏ qua như vậy nó sẽ gây ra tiền lệ về tư pháp của mình, rất nguy hiểm. Vì nó sẽ tạo ra những cán bộ điều tra, cán bộ làm công tác tố tụng thờ ơ, cẩu thả trong việc kết luận hành vi phạm tội của người khác. Từ đó sẽ dẫn đến oan sai. Quan điểm của tôi: điều tra, tố tụng không được sai sót, dù là nhỏ. Đừng tạo tiền lệ xấu, làm ảnh hưởng lòng tin của người dân đối với hoạt động tư pháp.

* Làm thế nào để chúng ta củng cố lòng tin đó?

– Muốn củng cố nó thì phải sửa hết cái này, sửa ngay từ vụ án Hồ Duy Hải. Bởi bất cứ sai sót về tố tụng nào cũng phải được đánh giá thật nghiêm khắc.
 

The Fuck

Yếu sinh lý
Theo t tìm hiểu được thì những động thái của các cốp sau đây đều đã ra văn bản ảnh hưởng đến vụ án:

Phe muốn hoãn thi hành án HDH: 6 Phong, 4S, 7 niễng thời còn đệ 3 dũng, Nghị gật ( Từ thời SH đến Trang Sức )

Còn phe muốn cho HDH bay màu: Bình Toà, Bình Viện, Nguyễn Thanh Biển - nghị gật ( đệ đầu bạc)

Rõ thấy 2 phe này đéo đại diện cho đối trọng 3X và Đầu Bạc
Mà vụ này là con bài chík chụ để các phe dìm nhau. 2 thằng bị nhắm tới là Anh em Bình toà và viện, đều là người trực tiếp xử lý vụ án

Và vụ này đều bị nêu trước khi có sự kiện lớn xảy ra.
Đầu tiên là Bình Toà trước lúc định tranh Tưởng Thú, còn Viện là trước khi vào Bộ CT

Còn thật sự nghi phạm có là cháu của cốp to nào đấy ko thì tao ko chắc
 

The Fuck

Yếu sinh lý
Mà sao cành nghĩ t càng thấy 1 hình bóng ai đó đủ sức cân các phe để giữ nguyên vụ án ntn, đéo cho HDH thoát tội.
Bình Toà Bình viện đéo thể nào cân được phe muốn lật lại vụ án
 

Phimosis_HN84

Yếu sinh lý
Có đạobđức thì sống trong giàu sang , vô đạo đức như mày muôn đời vẫn là loser thôi vì làm đéo gì có ai ở xã hội cho thằng vô đạo đức làm giàu đâu , tự vấn lại bản thân xem tao nói đúng ko nhé
:)) tao thì giàu sang cũng chỉ dạng khá nhưng chắc chắn hơn loại mất dạy như mày.Có lẽ đòi hỏi lương tri là quá so với 1 con chó cặn bã như mày.thôi cút mẹ mày đi,bố dí giái tốn nước bọt với loại mày
 

Phimosis_HN84

Yếu sinh lý
Còn mấy chi tiết nữa:
- Hiện trường vụ án lúc CA khám nghiệm thì cái bảng quay mặt nhẵn (mặt để viết) vào trong nên HDH ko thể gài cái dao vào đấy được. Nhưng khi thực nghiệm thì mặt sau lại quay vào trong nên có thể gài cái dao vào đó được vì nó có thanh gỗ ngang tăng cứng cho khung.
- Thời gian đi xe từ tiệm cầm đồ về đến bưu điện cực kỳ gượng ép vì sau khi cầm cái ĐT xong còn mang tiền đi ra quán cafe để trả, còn quay về đổi xe...
- Một loạt lời khai của người khác ko phù hơp với HDH đều bị rút ra như lời khai của a Còi, chồng chị bán hoa quả...
- Sau này vào thời điểm trước khi GĐ thẩm, Đinh Vũ Thường tìm ra một số lời khai bị mạo chữ ký của a Thường nên sau đó a Thường bị CA truy lùng phải chạy trốn.
Riêng 1 tình tiết dấu tay dính máu trên vòi nước lavabo và trên kính ko phải của HDH (ko có bất cứ vật chứng dấu vết nào lquan HDH) Dấu tay máu đó ko phải của 2 nạn nhân. Vậy đề nghị toà giải thích sao về dấu tay này?của ai?cơ chế hình thành thế nào??? Qua các phiên chất vấn đều né trả lời. 1 vụ án kỳ cục khi dấu vết chỉ rõ thủ phạm thì bị bỏ qua còn người ko liên quan thì bị quy là thủ phạm. Tao thấy kinh hãi với kiểu xử án man di mọi rợ này
 

bqmax2

Yếu sinh lý
Vụ án Hồ Duy Hải là một vụ án hình sự ở Việt Nam xảy ra vào tối ngày 13 tháng 1 năm 2008 tại Bưu Điện Cầu Voi, ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Trong đó, hai nữ nhân viên bưu điện tên là Nguyễn Thị Ánh Hồng (sinh năm 1985) và Nguyễn Thị Thu Vân (sinh năm 1987) bị giết bằng cách cắt cổ. Ngày 21 tháng 3 năm 2008, nghi phạm Hồ Duy Hải sinh năm 1985 bị bắt.[1] Qua hai lần xét xử sơ thẩm (năm 2008 tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An) và phúc thẩm (năm 2009 tại Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Uncle Lake), Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về tội giết người, 5 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình. Tuy nhiên, gia đình Hồ Duy Hải liên tục kêu oan. Năm 2011, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình quyết định không kháng nghị vụ án. Năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bác đơn xin ân xá của Hồ Duy Hải. Sau đó, trước phản đối của dư luận trong nước và quốc tế cũng như Quốc hội Việt Nam, năm 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra lệnh tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải, việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Tòa án nhân dân tối cao.[2]

Ngày 22 tháng 11 năm 2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam Lê Minh Trí kháng nghị giám đốc thẩm vụ án, sau khi nhận được đề nghị xem xét giải quyết đảm bảo đúng pháp luật vụ án từ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7 năm 2019.[3]

Ngày 8 tháng 5 năm 2020, sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm vụ án, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua bỏ phiếu công khai, quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Đây là một vụ án có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc điều tra, giải quyết vụ án như: Tiêu hủy vật chứng, thay đổi vật chứng, bỏ sót các chứng cứ pháp y như vân tay, vết máu tại hiện trường; ép cung, rút bỏ hồ sơ chứng cứ có lợi cho bị cáo, bỏ qua một số bản khai cung không nhận tội của bị cáo.[4][5][6][7] Tuy nhiên Tòa án nhân dân tối cao nhận định những vi phạm pháp luật này không làm thay đổi bản chất của vụ án nên không cần thiết phải hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại theo kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.[1]
xem nhiều kỳ án ở trung quốc mới thấy cũng nhiều án oán phết. Nhiều khi bị ép cung rồi phải nhận tôi theo sự hướng dẫn của đội điều tra. Vụ án này nếu ngay từ khi xảy ra vụ án điều tra kỹ thì bắt trong vòng phút mốt và tội phạm đã bị tử hình sang cát bao nhiêu năm rồi. Giờ ở tình huống này theo kinh nghiệm nghe án trên youtube nhiều năm và hàng 1000 vụ án thì tao cho rằng. Hồ Duy Hải sẽ ngồi tù như chung thân đến khi nào có 1 thằng trời ơi nào đó nhận tội và cung cấp được bằng chứng thuyết phục ko thể chối cãi thì HDH mới được minh oan. Còn không thì thôi nhé!
 
xem nhiều kỳ án ở trung quốc mới thấy cũng nhiều án oán phết. Nhiều khi bị ép cung rồi phải nhận tôi theo sự hướng dẫn của đội điều tra. Vụ án này nếu ngay từ khi xảy ra vụ án điều tra kỹ thì bắt trong vòng phút mốt và tội phạm đã bị tử hình sang cát bao nhiêu năm rồi. Giờ ở tình huống này theo kinh nghiệm nghe án trên youtube nhiều năm và hàng 1000 vụ án thì tao cho rằng. Hồ Duy Hải sẽ ngồi tù như chung thân đến khi nào có 1 thằng trời ơi nào đó nhận tội và cung cấp được bằng chứng thuyết phục ko thể chối cãi thì HDH mới được minh oan. Còn không thì thôi nhé!
ờ , t+ và v+ à
 

vucacon

Tao là gay
Cứ tách riêng cái tòa án ra độc lập giống mỹ đế là ngon ngay
 
Phần I: Khởi động

Vào buổi sáng ngày 14/01/2008, anh Phùng Phụng Hiếu (nhân viên Bưu điện huyện Thủ Thừa) đến Bưu điện Cầu Voi thuộc ấp 5, xã Nhị Thành để đưa thư, báo, nhận thấy cửa vẫn đóng im lìm, nghi có chuyện bất thường, anh Hiếu trèo qua hàng rào đi vào từ phía sau.

Khi mở cánh cửa, anh Hiếu phát hiện sự thật hãi hùng, hai nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi là Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân đã chết, hai thi thể nằm trên vũng máu gần chân cầu thang của tòa nhà.

Trên cơ sở tin báo về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An tổ chức tiến hành khám nghiệm hiện trường và tử thi theo chức năng của họ nhằm phục vụ cho việc truy tìm hung thủ sát hại 02 cô gái xấu số đó.

Hiện trường vụ án nằm trong tòa nhà một trệt, một lầu tọa lạc trên phần đất có hàng rào phía dưới xây gạch, phía trên gắn song sắt nhọn bao bọc xung quanh, cửa chính quay về hướng Đông (giáp Quốc lộ 1A), nhìn từ trong ra, phía bên trái (hướng Bắc) giáp đường hẻm đi vào Trường Tiểu học Bình Bác, phía bên phải (hướng Nam) giáp đất trống. Kết cấu phần tầng trệt của tòa nhà có làm 03 khu vực, phía trước là khu vực kinh doanh (ngang 8.2m, dài 5.2m); kế đến là một vách ngăn bằng cửa nhôm (2,4m x 2,4m) đi vào phía trong, khu này được thiết kế làm nơi tiếp khách, phòng ngủ, tổng diện tích khu này là 4,6m x 5,6m; phía trong nữa là khu vực bếp và cầu thang; hông bên trái tòa nhà có cửa thông ra khu vệ sinh, phòng chứa máy phát điện, bồn nước và sân trống phía ngoài.

Ghi nhận được:

– Cửa chính tòa nhà có 02 lớp, cửa ngoài là cửa cuốn trong tình trạng khép (không khóa), cửa lùa ở trong không khóa; từ ngoài vào, khu vực phòng kinh doanh có quầy giao dịch ở giữa, bàn làm việc, bàn để nước uống vật dụng bên phải, 03 buồng điện thoại bên trái, kế đến là kệ sách, đồ đạc trong khu vực này còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị xê dịch; giữa khu vực kinh doanh và khu vực phía trong có cửa đi xuống luôn mở ra phía trước, gần đó có một xe máy, cách cửa 0,75cm có vài sợi tóc rơi xuống nền nhà; tại khu vực phía trong, bên trái có kê bộ salon gồm 01 cái bàn gỗ mặt kính (KT: 1x 0,5 x 0,5m), trên bàn có 02 bịch trái cây, một ly thủy tinh, một cuốn báo “Đất Mũi cuối tuần” số 363 ngày 13/9/2007, trên mặt bàn và dưới đất có nhiều mảnh mút xốp đã được cắt vụn; dưới gầm bàn có đôi dép nữ (cũ); quanh khu bàn, có kê 01 ghế salon nệm mút màu xanh (KT: 1,75×0,75×0,4m) quay ra phía trước, trên ghế có cuốn báo “Đất Mũi cuối tuần” số 367 ngày 11/10/2007 và 01 con gấu bông; bên trái sát tường, theo thứ tự từ cửa giữa vào có kê 01 két sắt đã cũ không còn sử dụng, 02 ghế nệm mút, 01 két sắt điện hiệu Hòa Phát (KT: 0,4x,042×0,6m) còn chùm chìa khóa đang ghim trên ổ khóa cánh tủ; các đồ đặc trong tủ không xáo trộn; về hướng cầu thang có 01 đôi dép nữ.

– Phía trong (sau ghế salon dài) có 03 cái tủ dàn hàng ngang tạo thành vách ngăn buồng ngủ phía trong (các tủ này không có dấu hiệu bị cạy, đồ đạc còn nguyên vẹn), cửa vào buồng ngủ rộng 0,55m được ngăn bởi 01 cái tủ có gắn 01 kính, trên kính có dấu vân tay (cách mặt đất 0,67m), trong buồng ngủ có kê 01 cái giường gỗ xếp, bên trên trải nệm mút, ra trải giường có dấu hiệu nhăn nhúm không phẳng, có một số gối mền; bên ngoài lối vào buồng có 01 giọt máu.

– Vào phía trong khu vực phòng khách có cửa ngăn (KT: 2,2×0,48m) đi xuống khu vực bếp và lối cầu thang lên lầu (chứa máy móc, thiết bị, khung cửa sắt lên lầu vẫn còn trong tình trạng khóa, không có dấu vết cạy), khu vực này có kích thước 3,45×2,1m. Tại đây có xác 02 nạn nhân. Chị Hồng nằm ngửa, đầu quay về hướng Tây Bắc, mặc đồ thun bộ màu hồng nhạt, áo ngắn tay bị cuốn lên lộ áo ngực và 02 đầu vú, 02 tay co lên vai, chân phải co, chân trái dạng ra, trên phía đầu có một bộ phận chụp tròn bếp dầu, 01 cái thớt gỗ; hông phải chạm vào bếp dầu, đùi gần sát bàn bếp. Chị Vân nằm ngửa, người mặc áo sơ mi trắng ngắn tay, quần dài màu xám đầu quay về hướng Nam, 02 chân duỗi về huống Bắc, đầu nằm lên đùi trái của chị Hồng, chân trái gác lên ghế inox (hiệu Hòa Phát, mã số HPN2-447052), nệm mút màu xanh (KT:0,37×0,37m), trên nệm ghế có vệt máu và dấu dép dính cơm khô, chân phải hơi co, bàn chân gần sát trụ tay cầm cầu thang; khu vực 02 nạn nhân nằm có nhiều máu chưa khô; trên bàn bếp có ly, tô, dĩa đã qua sử dụng chưa rửa, 01 phần ngoài chụp tròn của bếp dầu, có 01 cái thau nhựa màu đỏ đựng tô, chén, dĩa và vài đồ dùng nấu ăn…

– Khu vực cầu thang và bếp có 01 cửa ra ngoài nhà vệ sinh 02 lớp, bên trong là cửa sắt xếp, bên ngoài là cửa nhôm kính (KT:2,2×1,2m), ngay tại lối ra ngoài có nhiều giọt máu, bên ngoài hiên nhà cũng có nhiều giọt máu; nhà vệ sinh kích thước 2,5×1,55m, cửa mở vào trong và quay về hướng Bắc, trên nền nhà vệ sinh có 01 giọt máu, trên lavabo có 01 vân tay và dấu vết máu (nhạt màu) đã khô; kiểm tra vòi không có nước chảy. Sau cùng là phòng máy phát điện cửa vẫn còn khóa.

Kết thúc quá trình khám nghiệm hiện trường, Hội đồng khám nghiệm ghi nhận có thu giữ một số đường vân tay, một số tóc trong lọc rác bồn rửa và 01 đôi dép xốp màu trắng.

*Quá trình khám nghiệm và kết luận giám định về nguyên nhân cái chết của 02 nạn nhân:

– Chị Nguyễn Thị Ánh Hồng bị dập da đầu vùng đỉnh 06x05cm, tụ máu thái dương đỉnh trái 10x08cm, đỉnh phải 4,5x03cm, tụ máu vùng trán 6x4cm; vùng lông mày trái rách sắc gọn 03x01cm, cạnh lông mày trái 2.5×0.5cm, cạnh khóe mắt trái rách da 1.5×0.5cm; mắt trái sưng nề quầng thâm; môi dập, dưới cằm trái có vết rách da sắc gọn 2.5x01cm; cổ có vết rách sắc gọn hở há miệng 05cm, dài 09cm, hướng cắt từ trái sang phải làm đứt sâu đến xương cổ và hầu hết các cơ quan vùng cổ; có ít dịch nhầy trong âm đạo.

– Chị Nguyễn Thị Thu Vân, không rách da đầu, tụ máu vùng đỉnh 06x03cm, cổ có vết rách sắc gọn hở há miệng 05cm, dài 09cm, hướng cắt từ phải sang trái làm đứt sâu đến xương cổ và hầu hết các cơ quan vùng cổ.

Nếu căn cứ theo Biên bản khám nghiệm hiện trường, tử thi như vậy thì chúng ta rất khó để đưa ra nhận định Cơ quan điều tra tỉnh Long An đã làm việc một cách nghiêm túc hay chưa. Cũng may là có nhiều người còn lương tri đã kịp thời tuồng những hình ảnh “chết người”, trong các hình ảnh nặng ký đó gồm: Cánh cổng rào vẫn còn khóa (điều này là chắc chắn, vì sáng hôm đó, anh Phùng Phụng Hiếu phải trèo hàng rào vào trong sân bưu điện), ảnh cái thớt gỗ trên đầu nạn nhân Hồng, ảnh cái ghế xếp có vệt máu, cơm khô và dấu dép trên nệm ghế (mà nạn nhân Vân nằm gác chân lên) còn nguyên vẹn và dưới đó có 01 tờ báo Thể thao ngày 9/01/2008 mà ai đó đang lật đọc ở trang 03 (Đỉnh cao và vực sâu) cho thấy quá trình khám nghiệm và thu giữ vật chứng có “vấn đề”’; và với cái khu vực bếp bé tí mà nói không nhìn thấy con dao nào ở đó thì rất khó chấp nhận.

Như đã nói rõ, nguyên tắc khám nghiệm hiện trường và thu giữ toàn diện các vật chứng là đặc biệt quan trọng trong các vụ án giết người, làm tốt công tác đó, sẽ giúp tìm ra hung thủ thật sự, xử lý đúng người, đúng tội. Tại hiện trường rõ mười mươi những vật chứng như cái ghế, cái thớt, tờ báo và tôi cho rằng có cả con dao mà CQĐT không thu giữ đúng theo yêu cầu bắt buộc và cơ bản của nghiệp vụ điều tra tội phạm là có mờ ám. Khi mô tả trong biên bản khám nghiệm, chỉ mô tả cái thớt và cái ghế, đối với tờ báo và con dao thì không ghi nhận vào biên bản cho thấy đã có hành vi làm sai lệch nghiêm trọng trong công tác khám nghiệm hiện trường vụ án xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi.

Tôi cho rằng, sự sai lệch này không phải do yếu kém nghiệp vụ, mà là sự cố ý. Lý giải về sự cố ý làm sai lệch này, tôi nghĩ chỉ có 02 cách, hoặc là có sự can thiệp để làm sai ngay từ đầu, hoặc là ban đầu làm đúng, sau đó có sự can thiệp nên đã thay đổi biên bản khám nghiệm ban đầu bằng biên bản khác.

Cho dù thời điểm làm sai lệch kết quả điều tra ban đầu là lúc nào đi nữa, thì nó cũng là khởi nguồn làm phát sinh một loại trò chơi rất tàn nhẫn mà tôi gọi là “TRÒ CHƠI CÔNG ĐƯỜNG”!
Võ Tòng - phó Viện trưởng VKS
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chúng ta đều biết quan cảnh hiện trường giết người tại Bưu điện Cầu Voi không có nhiều xáo trộn, chỉ trừ khu vực xác 02 nạn nhân có một số dụng cụ bếp rơi vãi, như vậy chúng ta dễ dàng suy luận, hầu như nạn nhân không có một sự chống cự nào đáng kể.

Qua kiểm tra bằng mắt thường, ai cũng có thể đưa ra nhận định rằng nạn nhân bị giết bởi duy nhất 01 nhát cắt chí mạng, nhát cắt mạnh và dứt khoát đến nổi làm cổ nạn nhân hở toạt ra, vết đứt đến xương cổ và làm đứt toàn bộ cơ quan vùng cổ.

Vì sao nạn nhân nạn không hề mảy may có sự kháng cự nào? Qua khám nghiệm từ thi, Nguyễn Thị Ánh Hồng bị dập da đầu vùng đỉnh 06x05cm, tụ máu thái dương đỉnh trái 10x08cm, đỉnh phải 4,5x03cm, tụ máu vùng trán 6x4cm; còn chị Nguyễn Thị Thu Vân thì đầu tụ máu vùng đỉnh 06x03cm (không rách da đầu). Vết thương này cho chúng ta suy luận là cả 02 nạn nhân bị hung thủ dùng vật cứng có bề mặt rộng, trơn, phẳng đập vào đầu gây bất tỉnh, từ đó hắn thoải mái thực hiện việc cắt cổ nạn nhân.

Nhưng lập luận như trên vẫn chưa phải là duy nhất, bởi vì còn một khả năng nữa là nạn nhân có thể bị làm cho hôn mê bằng thuốc (có thể là thuốc ngủ), sau đó hung thủ tùy thích làm gì cũng được. Theo tôi tìm hiểu, khi máu người thoát ra ngoài không khí thì bình thường thời gian máu đông lại trong 8-12 phút, những trường hợp có rối loạn tố chất trong máu thì thời gian đông sẽ kéo dài trên 15 phút.

Theo kết luận của CQĐT, hai nạn nhân bị giết từ khoảng 20h – 20h30 ngày 13/01/2008, khi bắt đầu tiến hành khám nghiệm hiện là 8h10 ngày 14/01/2008, thời gian là 12 tiếng mà máu của 02 nạn nhân vẫn chưa khô, thì trường hợp này không thể loại trừ giả thuyết trong máu nạn nhân có độc tố. CQĐT chỉ có thể bác bỏ được suy đoán này khi có kết luận xét nghiệm về độc chất. Nhưng hình như là họ không thực hiện việc này, nếu xét nghiệm phát hiện có độc tố trong cơ thể 02 nạn nhân, thì việc khoanh vùng hung thủ giết 02 nạn nhân sẽ đơn giản hơn nhiều.

Thôi thì từ hiện thực đã được ghi nhận, chúng ta mô phỏng về quá trình hung thủ sát hại 02 nạn nhân.

Từ tư thế nằm của chị Hồng và chị Vân, quần áo 02 chị mặc khi bị giết, kết hợp với hình ảnh về máu dính trên người, quần áo, dưới lưng, đầu, cổ của chị Hồng có màu đen hơn vũng máu trên người và khu vực chị Vân nằm cho thấy chị Hồng bị sát hại trước chị Vân một thời gian đáng kể.

Bọn chúng tấn công chị Hồng như thế nào? Từ vết thương trên vùng đầu, tráng, mặt, cằm, cổ nạn nhân và những dụng cụ rơi vãi ở khu vực bên phải của chị Hồng, có thể hình dung lại diễn biến như sau: Khi chị Hồng đứng quay mặt vào bàn bếp, bất ngờ hung thủ (chắc chắn là cao hơn nạn nhân) dùng tay trái cầm vật cứng có mặt phẳng rộng và trơn nhẵn (khả năng lớn nhất là cái thớt) đánh một cái như trời giáng từ phía sau vào đỉnh đầu (gây dập da đầu vùng đỉnh 06x05cm) làm nạn nhân té sấp vào khu bàn bếp làm nhiều đồ dùng trên bàn rơi xuống. Tiếp theo hắn giáng cho nạn nhân 01 cái khủng khiếp nữa vào thái dương đỉnh trái (gây tụ máu thái dương đỉnh trái 10x08cm) làm chị Hồng ngã ngửa sang bên phải của cái bàn.

Chứng minh cho cú ngã này là nhiều dụng cụ trên đó rơi xuống (trong đó quan trọng nhất là bếp dầu) và các vết thương ở cạnh khóe mắt trái gây rách da 1.5×0.5cm, rách da cạnh lông mày trái 2.5×0.5cm và nhiều vết thương không rõ hình dạng ở vùng dưới cằm trái nạn nhân. Kế đến, hung thủ lấy con dao sắc nhọn (tôi cho rằng loại dao Thái Lan) và ngồi lên người để cắt cổ chị Hồng, nhưng chị Hồng chưa bị bất tỉnh, có hành động phản kháng kêu lên (nhân chứng khai có nghe tiếng kêu la không rõ ràng) và có lẽ chị có gượng bật dậy, nên con dao trên tay hắn gây ra 02 vết thương vùng lông mày trái (rách sắc gọn 03x01cm) và dưới cằm trái (vết rách da sắc gọn 2.5x01cm).

Lúc này, hung thủ lập tức dùng tay bịt chặt mũi miệng nạn nhân (có vết thuơng làm dập môi trên) và cầm cái thớt bằng tay trái tiếp tục đánh vào vùng trán và vùng đỉnh phải của chị Hồng. Do tư thế đánh không thuận lợi, lực đánh nhẹ hơn nên chỉ gây tụ máu vùng đỉnh phải 4,5x03cm, tụ máu vùng trán 6x4cm; nhằm bảo đảm nạn nhân không thể kêu la, tay phải hắn vẫn bịt miệng mũi, sau cùng hắn cầm dao bằng tay trái cắt cổ nạn nhân, vì vậy vết thương trên cổ của chị Hồng có hướng từ trái sang phải (tính theo cơ thể của nạn nhân). Từ sự giải thích này cho chúng ta suy đoán, hung thủ thuận tay trái.

Hung thủ biết rất rõ chị Vân sẽ về, nên hắn ẩn nấp chờ đợi. Qua khám nghiệm hiện trường, tại khu vực gần cửa ngăn cách của khu vực kinh doanh và phòng khách có vài sợi tóc rơi, trên tường gần đấy cũng có vết trầy mới, như vậy, có thể chị Vân bị đánh tại vị trí này.

Lý giải như thế nào về 02 bịch trái cây còn nguyên vẹn trên bàn khách và đôi giầy nữ để gần đó? Tôi nghĩ khi chị Vân về đến bưu điện, đóng cửa và đi vào bên trong phòng khách, cởi giầy và để 02 bịch trái cây xuống bàn thì phát hiện sự việc (có lẽ có kêu la không rõ tiếng) nên chị chạy ngược ra phòng kinh doanh, liền lúc đó hung thủ cầm vật cứng, mặt phẳng rộng đánh vào đỉnh đầu chị Vân ngay tại khu vực cửa ngăn cách này (do chạy theo đánh với, nên lực đánh không mạnh, chỉ gây tụ máu dưới da đầu vùng đỉnh kích thước 06x03cm), vì vậy khám nghiệm hiện trường phát hiện nơi này có vài sợi tóc bị đứt rơi xuống.

Sau đó, hung thủ xốc ngang nách chị Vân kéo đến để nằm trên đùi chị Hồng. Tiếp theo, hắn ngồi trên đầu nạn nhân dùng tay trái lạnh lùng cắt cổ, do đó vết cắt có hướng từ phải sang trái. Tại sao tôi không suy luận là hắn ngồi trên bụng chi Vân? Đơn giản vì khu vực ấy có máu của chị Hồng đã chảy thành vũng, nếu ngồi như vậy thì hắn phải dẫm lên vũng máu.

Về cái ghế xếp inox có nệm màu xanh, nhìn hình ảnh ta thấy chân trái của chị Vân gác trọn ngang phần giữa ghế, thành ghế nằm trên phần ống quần chân phải của nạn nhân. Nên tôi nghĩ rằng, khi hung thủ xốc ẵm chị Vân đến để xuống khu vực đó, thì chân chị Vân va quẹt vào ghế nên nó ngã nằm cấn lên quần nạn nhân như thế, và khi hắn bỏ chị Vân xuống thì chân trái gác ngang lên ghế là điều hiển nhiên.

Nếu hắn dùng ghế inox đánh nạn nhân, chắc chắn ghế có chất lượng như thế sẽ mốp, cong hoặc biến dạng (mọi người cứ thử lấy cái ghế như vậy đánh thật mạnh vào đầu hình nhân sẽ biết ngay). Như vậy, cái ghế đã nằm sẵn ở đó.

Nếu vậy thì hung thủ đánh chị Vân bằng vật gì? Điều này dễ hình dung thôi, khi hung thủ chờ đợi nạn nhân về để đập đầu nạn nhân thì hắn sẽ lựa chọn vật dễ tấn công và hiệu quả nhất, dùng ghế thì cồng kềnh và có thể bị vướng, như vậy hắn sẽ tiếp tục lựa chọn cái thớt.

Về việc nạn nhân Hồng bị kéo áo lên đến cổ giải thích như thế nào? Nhìn đi nhìn lại bản ảnh tử thi, tôi phát hiện, áo của chị Hồng không phải bị vén đùn lên, mà là bị cuốn lên, nếu hung thủ có hành vi sàm sỡ thì có lẽ hắn sẽ không cuốn lên cẩn thận như thế.

Về việc trong âm đạo của chị Hồng có chất dịch nhầy thì sao? Vấn đề này phải hỏi bác sĩ Pháp y. Tuy nhiên theo tôi hiểu, khi nạn nhân bị chết ngạt trên cạn thì đàn ông có thể xuất tinh trùng, còn phụ nữ có lẽ cũng có thể xuất chất dịch. Như tôi dự đoán ở phần trên, chị Hồng có bị hung thủ bịt mũi miệng rất mạnh, hành vi này của hắn chắc chắn có gây ra tình trạng nạn nhân bị ngạt, và từ đó tạo ra hiện tượng như vậy là hợp lý.

Để củng cố cho suy luận về việc hung thủ chỉ cố tạo hình ảnh là nạn nhân bị hiếp dâm để đánh lạc hướng điều tra, tôi xin viện dẫn thêm về vệt máu trên cái thớt và dấu chân dính máu, cơm khô trên nệm ghế. Từ tư thế nằm của 02 nân nhân và vị trí cái ghế, cái thớt nằm gần đầu chị Hồng, tôi nghĩ hung thủ đã đứng một chân trên nệm và chân phải đứng trên cái thớt để cuốn áo chị Hồng lên. Tư thế này của hắn sẽ hạn chế giày hắn không dẫm lên vũng máu và điều này cũng sẽ lý giải hợp lý cho hình ảnh trên cái thớt có dính máu.

Theo nguyên tắc vật lý, thì máu không thể chảy lên cái thớt dày 04cm được, chỉ trừ có bộ phận nào đó của cơ thể hung thủ hoặc bàn chân dính máu dẫm lên, còn nếu cái thớt úp xuống vũng máu, sau đó có người lật trở lại thì máu phải dính cả mặt thớt chứ không thể chỉ dính một góc như vậy.

Nếu lập luận như vậy thì phải có dấu chân dính máu trên cái thớt chứ? Mọi người hãy quan sát kỹ vệt máu trên mặt thớt, nó có dấu hiệu bị quẹt chùi nên mới tạo ra hình ảnh như vậy, và hãy quan sát ngay tại đó có một bao bì hộp sữa bị dẹp, tôi nghĩ hung thủ dùng vật ấy để quẹt máu trên thớt.

Hành động tiếp theo của hung thủ lý giải như thế nào? Hiện trường có một đôi dép xốp để giữa nhà, dưới đế dép có dính nhiều hạt sạn nhỏ, hình ảnh ấy cho chúng ta cơ sở để giải thích rằng, sau khi hoàn tất công việc tàn độc, hung thủ đã thay giầy của hắn bằng đôi dép ấy để vào nhà tắm chùi rửa các vết máu, nên khu vực ngoài hiên và lối vào nhà tắm có nhiều giọt máu, và có cả bệt máu nhạt màu có lẽ máu bắn lên cả miệng hắn, nên hắn nhổ nước bọt có màu máu.

Hắn sử dụng nước rất nhiều, nên sáng hôm sau CQĐT kiểm tra thì không còn nước. Tôi nghĩ sau khi giết 02 nạn nhân, hắn lưu lại rất lâu, hắn không vội vàng tẩu thoát.

Về tình tiết chìa khóa vẫn còn ghim trên két sắt điện tử và bưu điện có bị mất tài sản gì quý giá hay không? Vấn đề này hãy hỏi giám đốc Bưu điện Cầu Voi thêm mới rõ.

Điều cuối cùng mà chúng ta cần lý giải là, hung thủ tẩu thoát theo đường nào? Một tình tiết rất quan trọng là hiện có 01 đôi dép nhựa nữ nằm dưới gầm bàn khách, 01 đôi dép xốp nằm giữa hành lang và 01 đôi giầy nữ. Chắc chắn 02 nạn nhân là nữ ở lại trực trụ sở bưu điện thì phải có 02 đôi giầy nữ, như vậy đã bị mất 01 đôi giày.

Hiện tượng này cho phép suy luận có 01 đối tượng đi cùng hung thủ là phụ nữ. Có thể giày của ả dính nhiều máu và bị hết nước nên ả không rửa giày được, hoặc giầy của ả bị đứt, nên ả phải mang đôi giày của nạn nhân, bởi vì nếu người phải “mượn” giày dép bất đắc dĩ như vậy là đàn ông, thì hắn phải lấy đôi dép xốp.

Kết hợp với hiện trường, không tìm thấy chiếc chìa khóa cổng của 02 nạn nhân, tôi dự đoán rằng bọn chúng tẩu thoát ra cửa cuốn phía trước rồi khép cửa xuống, sau đó mở cửa rào và khóa lại, chùm chìa khóa có chìa khóa cổng (và con dao gây án) đã đi theo bọn chúng.

Võ Tòng - phó Viện Trưởng VKS
 

BigB0ss

Yếu sinh lý
xem nhiều kỳ án ở trung quốc mới thấy cũng nhiều án oán phết. Nhiều khi bị ép cung rồi phải nhận tôi theo sự hướng dẫn của đội điều tra. Vụ án này nếu ngay từ khi xảy ra vụ án điều tra kỹ thì bắt trong vòng phút mốt và tội phạm đã bị tử hình sang cát bao nhiêu năm rồi. Giờ ở tình huống này theo kinh nghiệm nghe án trên youtube nhiều năm và hàng 1000 vụ án thì tao cho rằng. Hồ Duy Hải sẽ ngồi tù như chung thân đến khi nào có 1 thằng trời ơi nào đó nhận tội và cung cấp được bằng chứng thuyết phục ko thể chối cãi thì HDH mới được minh oan. Còn không thì thôi nhé!
Cần gì phải xem TQ đâu. ở VN cũng có vụ 7 thanh niên SÓc Trăng kìa.
Vào trại giam rồi thì cả 7 thằng cùng nhận tội hết cho đến có đứa ở ngoài đi thú tội thì 7 thanh niên kia mới được tha. COn kia đéo nhận tội thì ra tòa 7 thanh niên khác đéo gì thằng HDH. Nhấn mạnh là 7 thằng chứ đéo phải 1 thằng mà bảo có thằng yếu bóng vía. Thế mới biết ngồi tạm giam rồi thì nói đéo gì mà chả phải nghe
 
Bên trên